Trăm năm vó ngựa thị thành: Chơi ngựa 'sang chảnh'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chơi ngựa đã có mặt ở Sài Gòn - TP.HCM ngót hơn trăm năm. Dẫu nhiều thăng trầm nhưng lửa chơi ngựa vẫn âm ỉ cháy, chưa bao giờ tắt. Chốn thị thành này đang sống lại thú chơi lạ mà không mới: chơi ngựa.

Đây là thú vui 'sang chảnh', có thể ngốn tiền chẳng thua gì một chiếc xe hơi. Nhưng chỉ nói về giá tiền thôi là chưa đủ…

Thật ra, dân Nam Kỳ đã chơi ngựa từ hơn trăm năm trước. Đua ngựa là một trong những môn thể thao có sớm nhất tại Nam Kỳ (xuất hiện ở Sài Gòn từ thế kỷ 19 như một hình thức giải trí cuối tuần của người Pháp) và nhanh chóng trở thành thú chơi quý tộc cũng như trò đánh bạc thời thượng.

Thú chơi thượng lưu

Ngày đó, đua ngựa thường diễn ra ở bãi tập bắn pháo (nơi không có nhà dân). Theo cuốn Bến Nghé xưa của nhà văn Sơn Nam, năm 1864, lần đua ngựa đầu tiên (diễn ra tại vị trí gần vòng xoay Công trường Dân chủ ngày nay) có rất đông người tham dự: quan Tây (Pháp) đi xe song mã, quan ta ngồi kiệu, võng (có người hầu mang trầu cau đi theo), người Cam bốt (Campuchia) đi xe bò…

Đàn ngựa ở Sài Gòn Pony Club

Đàn ngựa ở Sài Gòn Pony Club

Thập niên 1930, trường đua Phú Thọ rộng mấy chục héc ta ra đời, là một trong những trường đua lớn nhất nhì châu Á thời bấy giờ, thu hút rất đông giới ăn chơi thượng lưu.

Thời Việt Nam Cộng hòa, 16 - 18% số tiền thu được từ đánh cá nộp vào ngân sách (12 - 14% dành cho Hội đua ngựa và 70% để trả thưởng). Mỗi năm Hội đua ngựa Sài Gòn nộp ngân sách hơn 500 triệu đồng, gần ngang với xổ số kiến thiết. Ngoài ra, nuôi, cưỡi ngựa cũng là thú vui của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Ông có 3 con ngựa nhập từ nước ngoài tên là Bạch Mã, Hồng Mã và Thi Thi.

Sau năm 1975, trường đua Phú Thọ bị gián đoạn đua ngựa cho đến năm 1989, hoạt động đua ngựa vẫn là môn chơi hấp dẫn bậc nhất đối với người dân thành phố. Thập niên 2000, những lúc đua ngựa, trường đua Phú Thọ có phòng lạnh, chương trình ca nhạc giữa giờ, đồ ăn uống phục vụ tận nơi, bảng thành tích điện tử, hệ thống hồng ngoại xác định ngựa thắng thua…, hiện đại không thua kém Malaysia, Macau, Hồng Kông - những nơi có các giải đua ngựa lâu đời. Sở hữu vài chú ngựa đua danh tiếng cũng là một trong những thú chơi khẳng định đẳng cấp của các đại gia thời đó.

Cưỡi ngựa trải nghiệm ở Sài Gòn Farm Club

Cưỡi ngựa trải nghiệm ở Sài Gòn Farm Club

Còn dân chơi ngựa thượng lưu hiện tại? Theo anh Nguyễn Nhựt Trường (45 tuổi, ngụ Q.8, TP.HCM), một người có nhiều năm tìm hiểu ngựa, giống ngựa đẹp nhất hiện nay ở trong nước được cho là của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, chủ thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Mỗi con ngựa nhập khẩu chính ngạch từ châu Âu của ông Vũ nghe nói có giá lên đến tiền tỉ và con bạch mã mắt đỏ ông thường cưỡi có giá nhiều tỉ đồng.

"Con ngựa quý đến nỗi khi nghe đến nó, tôi liên tưởng đến con ngựa được chăm chút cẩn thận trong tiểu thuyết Bố Già. Người sành chơi và am tường ngựa như ông Vũ thật đáng ngưỡng mộ", anh Trường nói.

Một trong những môn thể thao lâu đời nhất

Thời Hy Lạp cổ đại (khoảng thế kỷ 12 TCN đến thế kỷ 9 TCN) đã xuất hiện đua xe ngựa kéo, đua cưỡi ngựa. Đây là môn thể thao quý tộc ở châu Âu thời Phục hưng (khoảng thế kỷ 15 -17), và trở thành môn thể thao chính thức tại Thế vận hội từ đầu thế kỷ 20 với 3 nội dung chính: cưỡi ngựa trình diễn, nhảy ngựa và cưỡi ngựa toàn năng. Về doanh thu, thị trường đua ngựa toàn cầu năm 2022 cho khoảng 402,3 tỉ USD và dự kiến đạt 793,9 tỉ USD vào năm 2030. Nhìn chung, đây là môn thể thao… tốn tiền.

Ở VN, từ khoảng thế kỷ 18, tại H.Bắc Hà (Lào Cai), vào ngày ngọ đầu tiên của năm mới, đồng bào dân tộc ít người có phong tục diễu hành ngựa, thi cưỡi ngựa nhằm cầu bình an, mưa thuận gió hòa.

TP.HCM hiện có 3 điểm nuôi, dạy cưỡi ngựa là Sài Gòn Farm Club (H.Bình Chánh), Sài Gòn Pony Club (TP.Thủ Đức, chuyên giống ngựa mini), Vietgangz Horse Club & Glamping (TP.Thủ Đức, kết hợp ăn uống, cắm trại).

Từ cưỡi trải nghiệm đến nuôi như thú cưng

Với khoảng 350.000 đồng cho 20 phút trải nghiệm cảm giác lóc cóc trên lưng ngựa như những chàng cao bồi miễn viễn Tây là niềm vui của không ít người.

Sở hữu dáng đẹp, dòng dõi quý tộc, thông minh và thân thiện khiến Hương Thành luôn được giới mộ điệu săn đón

Sở hữu dáng đẹp, dòng dõi quý tộc, thông minh và thân thiện khiến Hương Thành luôn được giới mộ điệu săn đón

"Giữ thẳng lưng, cầm lỏng dây cương, hai chân thúc nhẹ vào hông ngựa", Natalie, quản lý của Sài Gòn Pony Club, hướng dẫn. Con ngựa lai cao lớn tên Alaska từ từ rảo bước, mặt đất nhấp nhô theo từng vó ngựa. Sau những phút căng thẳng ban đầu, mặt vị khách dần giãn ra…

Để tăng thêm độ khó, Natalie xếp thêm mấy chiếc ghế theo khoảng cách có sẵn để ngựa đi theo đường zích zắc. Dây cương ngựa có ngàm ở hai bên miệng ngựa, đây là vùng khá nhạy cảm. Kéo cương về bên trái, hay phải sẽ khiến ngựa có phản xạ về các bên bị kéo để tránh bị đau. Nhờ vậy, ngựa sẽ đổi hướng chạy theo điều khiển của người cưỡi.

"Phần lớn ngựa ở trại đều đã thuần tính và được huấn luyện. Tuy nhiên để an toàn, người cưỡi cần đội nón bảo hiểm và dành chút thời gian dắt cương đi bộ cho ngựa quen. Ngựa rất thích được vỗ lòng bàn tay vào hai bên má hoặc vuốt bờm chúng. Để ngựa chạy nhanh hơn, hai chân phải thúc dồn dập hơn vào thân ngựa. Muốn dừng lại chỉ việc kéo nhẹ cương về phía sau. Nói thì đơn giản nhưng để làm được những việc đó thuần thục cần phải có nhiều giờ trên lưng ngựa", chị Natalie cho biết.

Diễn viên Lê Anh Huy bên chú ngựa cưng của mình

Diễn viên Lê Anh Huy bên chú ngựa cưng của mình

Anh Nguyễn Thanh Nhã (45 tuổi, mua bán nông sản ở TP.Thủ Đức, TP.HCM) là khách hàng thường xuyên của các trại ngựa ở TP.HCM, chia sẻ: "Cưỡi ngựa là cách giảm căng thẳng rất hiệu quả. Mỗi lần cưỡi xong, tôi như được nạp lại năng lượng".

Không chỉ thích cưỡi, nhiều người còn muốn sở hữu một con ngựa để nuôi như thú cưng.

Không ngại cái nắng rọi thẳng đỉnh đầu vào giữa trưa, chị Giang (ngoài 30 tuổi, kinh doanh tự do ở Q.Tân Bình, TP.HCM) vẫn tranh thủ đến trại thăm "cô ngựa" Hương Thành - thế hệ F2 của cặp cha mẹ là "huyền thoại ngựa đua" Anh quốc do Hoàng gia Anh tặng VN thập niên 1990.

Sở hữu dáng đẹp (chân thẳng, tai thuôn, chiều cao lưng gần 1,7 m), dòng dõi quý tộc, thông minh và thân thiện khiến Hương Thành luôn được giới mộ điệu săn đón. Ngay từ lần đầu gặp Hương Thành, chị Giang đã có cảm giác rất thân ái với cô ngựa dũng mãnh mà đầy nữ tính này nên năn nỉ chủ trại Sài Gòn Farm bán lại. Giá của Hương Thành tương đương một chiếc mô tô phân khối lớn (cũng là đam mê của cô gái cá tính này). Hương Thành được gửi ở trại để chăm sóc với chi phí 10 triệu đồng/tháng. Hằng tuần chị Giang đều đặn lên thăm, cưỡi ngựa loanh quanh trong trại.

"Xa nó mấy ngày là nhớ lắm. Tôi thích thắt bím, đeo nơ lên bờm Hương Thành cho thêm phần nữ tính. "Cô nàng" cũng đến tuổi làm mẹ rồi, và dù rất thích ngựa con nhưng sợ nó không giữ được vóc dáng nên tôi không dám cho phối giống", chị Giang nói. (còn tiếp)

Diễn viên Việt kiều mê ngựa hơn xe

Diễn viên người Mỹ gốc Việt Lê Anh Huy vốn khá quen thuộc với khán giả trong nước qua vai diễn Thúc Sinh trong phim Kiều (đạo diễn Mai Thu Huyền), bác sĩ Dũng trong phim truyền hình dài tập Lưới trời (đạo diễn Phương Điền). Chàng diễn viên "nam vương" mê ngựa từ những năm tháng ở Mỹ. Vào vai Thúc Sinh, Lê Anh Huy yêu cảnh "người lên ngựa kẻ chia bào" mà bén duyên với ngựa VN.

Sau nhiều ngày tìm hiểu, Huy mới tậu được một chú ngựa cao lớn, đem về trang trại ở Gia Nghĩa (Đắk Nông) và đặt tên là Cody (nghĩa là người bạn dũng cảm, thân thiện). Mỗi ngày chàng diễn viên cưỡi Cody dạo khắp rừng cạnh đó. Cody thích nghi khá nhanh và vô cùng thích thú khi được về gần tự nhiên. "Đàn ông ai cũng có một thú vui, người mê xe, mê đồ công nghệ, còn mình rất mê ngựa", diễn viên Lê Anh Huy cho biết.

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.