Tồn kho bất động sản còn ở mức hơn 24.000 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tính thanh khoản của thị trường bất động sản được duy trì ở mức khá, với nhu cầu thực, tồn kho bất động sản trong 5 năm đã giảm mạnh.
Tồn kho bất động sản còn ở mức hơn 24.000 tỷ đồng.
Tồn kho bất động sản còn ở mức hơn 24.000 tỷ đồng.
Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2018, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, thị trường bất động sản đang cơ bản được kiểm soát, tồn kho bất động sản tiếp tục giảm.
Thị trường bất động sản cả nước trong các năm 2016 - 2017 về cơ bản vẫn ổn định, nguồn cung dồi dào, phong phú thể hiện qua các yếu tố: giá ổn định, thanh khoản duy trì ở mức khá cả về số lượng và giá trị giao dịch. Cơ cấu hàng hóa bất động sản ngày càng đa dạng, phong phú cả về chủng loại và phân khúc sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân và xã hội, hướng tới nhu cầu thực và khả năng thanh toán thực của thị trường, tồn kho bất động sản giảm mạnh.
Nhu cầu thực chất sử dụng bất động sản ngày càng tăng rõ rệt cho thấy dấu hiệu của thị trường phát triển. Tính đến ngày 20/6/2018, tổng giá trị tồn kho bất động sản còn khoảng 24.072 tỷ đồng, so với lúc đỉnh điểm ở Quý I/2013 đã giảm 104.476 tỷ đồng (giảm 81,27%).
Thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tại một số địa phương ven biển như Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang), căn hộ văn phòng tại Hà Nội, TPHCM tiếp tục thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2018, thị trường này có xu hướng chững lại do nguồn cung tăng cao, còn thiếu các quy định pháp lý liên quan đến loại hình bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng. Xuất hiện tình trạng sốt cục bộ đất nền, giá tăng cao bất bình thường ở một số khu vực vùng ven TPHCM, huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai và đặc biệt là Vân Đồn (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang) và Bắc Vân Phong (Khánh Hòa).
Phương Hoài (VOV)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều bạn trẻ đã đặt lịch chụp ảnh từ sớm để đón Tết Nguyên đán 2025 (ảnh nhân vật cung cấp).

Dịp Tết, nhiều dịch vụ “ăn nên làm ra”

(GLO)- Ngay từ đầu tháng Chạp, nhu cầu đăng ký, sử dụng các dịch vụ trong dịp Tết như chụp ảnh, dọn nhà, giặt ủi... của người dân tăng cao. Đây cũng là khoảng thời gian các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ này “ăn nên làm ra”.

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.