Tôi về "...quê ta miền Đất Đỏ"-Kỳ cuối: Về quê chị Sáu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Buổi chiều nắng đẹp, trời Vũng Tàu trong veo, gió lặng và biển êm. Như đã giao hẹn, 5 anh chị em trong nhóm văn nghệ sĩ Gia Lai đang dự trại sáng tác ở Vũng Tàu lên xe buýt về quê chị Sáu. Sau hơn một giờ lướt qua bao phố phường, đồng ruộng, vũng tôm, rừng tràm, rừng vẹt trên những con đường rộng lớn và bình yên trong nắng vàng rực rỡ, chúng tôi đến Đất Đỏ và thăm ngôi nhà xưa của chị Sáu ở thị trấn này.

Nơi đây không có người thuyết minh, hướng dẫn, chỉ một người đàn ông đã luống tuổi và một cô gái trông nom ngôi nhà. Chúng tôi kính cẩn nghiêng mình thắp nén nhang thơm nơi bàn thờ của thân mẫu chị Sáu, rồi đến bàn thờ riêng của chị. Dạo quanh ngôi nhà đã qua vài lần phục dựng và trùng tu, lần mới nhất là vào dịp kỷ niệm 63 năm Ngày chị anh dũng hy sinh, tôi vô cùng xúc động và bồi hồi nhớ lại những gì mà mình từng nghe, đọc về cuộc đời người nữ anh hùng này. Thời gian và con người đã làm thay đổi vùng đất nơi chị sinh ra, lớn lên và tham gia hoạt động cách mạng.

 
Tượng đài chị Võ Thị Sáu ở thị trấn Đất Đỏ. Ảnh: Đ.M.P
Tượng đài chị Võ Thị Sáu ở thị trấn Đất Đỏ. Ảnh: Đ.M.P

Đâu là những con đường nhỏ, phố nhỏ, chợ nhỏ nơi chị cùng má Đậu bán mua, chợ búa. Đâu là những con đường mà ba Hợi của chị vẫn ngày ngày đánh xe ngựa chở khách thuê, kiếm tiền nuôi gia đình. Phố và đường đã thay đổi, nhà sát nhà, bán mua sầm uất, nhộn nhịp, đường tấp nập ô tô, xe máy đời mới đủ loại vùn vụt lướt qua. Trong số những người bán mua, sung túc, giàu có hôm nay, bao người còn nhớ nơi này từng có một người con gái tuổi chưa kịp trăng tròn đã thành cô giao liên địch hậu, rồi một chiến sĩ Công an, một trinh sát gan dạ. Người nữ chiến sĩ nhỏ nhắn nhưng dũng cảm ấy từng làm cho bọn ác ôn, tay sai cho giặc Pháp hồn xiêu phách lạc từ những trận đánh một mình một “trận địa”.

Từ ngôi nhà của chị và tượng đài, khu lưu niệm về chị, công viên mang tên chị, tôi lại nhớ về chuyện chưa cũ. Hồi ra thăm Côn Đảo, trước mộ chị Sáu ở Nghĩa trang Hàng Dương, tôi cố gắng hình dung trong buổi sáng định mệnh 23-1-1952, trước họng súng đen ngòm của những tên đồ tể, của kẻ thù tàn ác, khát máu, người con gái Đất Đỏ hiên ngang ca hát, trên đường ra pháp trường còn hái hoa cài tóc. Trước giờ bị bọn khát máu nhân danh chế độ tự do, bình đẳng, bác ái, nhân quyền bên trời Tây hành quyết, chị đã yêu cầu tên chánh án người Pháp không bịt mắt mình lần cuối để được nhìn thấy đất trời quê hương. Nhưng tên chánh án đã từ chối, với lý do là luật pháp quy định khi thi hành án tử hình, người chịu án phải bị bịt mắt. Chị Võ Thị Sáu bình tĩnh hỏi lại tên chánh án:

- Vậy ông không nhìn nhận rằng bản án tử hình áp dụng cho một người chưa đủ tuổi thành niên là một ngoại lệ của luật pháp nước Pháp sao?

Tên chánh án lúng túng và do dự, nói:

- Tất nhiên là vẫn có ngoại lệ, song tôi sợ điều đó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của cô.

- Không sao, tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người...(1). Và yêu cầu của chị Võ Thị Sáu được bọn đồ tể đồng ý. Chuyện kể rằng, khi tên chánh án đọc lệnh thi hành án đối với chị Sáu, thì chị lại bắt đầu hát. Chị hát bài Tiến quân ca-Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Giọng chị tha thiết lắm, trong trẻo lắm và vút cao, ngân lên trong bình minh của sông núi quê hương... Chị ngước nhìn từng nhành cây, ngọn cỏ, chị nhìn khắp đất trời, núi non, biển cả. Quanh chị, Hàng Dương bấy giờ là những nấm mồ nhấp nhô trùng trùng điệp điệp của hơn một vạn người là những chiến sĩ, người yêu nước Việt Nam đã ngã xuống, bây giờ đến lượt chị. Chị sẽ được làm đứa em gái duy nhất ở chốn “thiên đường” này. Và cho tới tận những giây phút cuối đời trước 7 họng súng đen ngòm chĩa thẳng về phía mình, người con gái yếu mềm, trong trắng mà kiên cường, bất khuất trước kẻ thù vẫn cất cao giọng hát. Tiếng lách cách lên đạn sau lệnh của tên chánh án phát ra từ những khẩu súng trong tay 7 tên đao phủ lạnh lùng chĩa thẳng vào ngực chị, chị dừng hát và thét lớn:
- Đả đảo thực dân Pháp;
- Việt Nam độc lập muôn năm;
- Hồ Chủ tịch muôn năm!(2)

Chị Sáu đã ra đi từ ấy, khi tuổi đời còn quá trẻ, người Côn Đảo lưu truyền bao câu chuyện huyền bí về chị. Kẻ thù từ lớp này đến lớp khác, từ thời Pháp đến thời Mỹ-ngụy, nhiều tên Việt gian tàn ác trong hàng ngũ của chúng khiếp đảm chứng kiến số phận bi thảm, kết cục đau thương của những kẻ có hành động xúc phạm đến linh hồn hay phần mộ của chị. Nhưng chị cũng luôn bên cạnh những người lương thiện, động viên, khích lệ tinh thần yêu nước, kiên trung, không khuất phục đòn roi, súng đạn kẻ thù của bao đồng chí, đồng đội. Chị đã được người dân Côn Đảo phong thần-nữ thần Võ Thị Sáu, kính cẩn gọi “cô Sáu”, họ cầu mong linh hồn của chị luôn bình an nơi chín suối và phù hộ độ trì cho quốc thái dân an.

Chiều ngày 8-11 một vừa rồi, trước bàn thờ chị Võ Thị Sáu ở quê chị, tôi lại lầm rầm khấn vái linh hồn chị-người con gái một lòng một dạ sắt son, thủy chung với cách mạng, không sợ súng đạn, không sợ đòn roi khi sa vào tay giặc, cho đến khi ra pháp trường vẫn một lòng chung thủy, vẫn lạc quan ca hát, vẫn cài hoa lên tóc, vẫn ung dung đối đáp với bọn đao phủ những lời thuộc về chân lý, làm cho kẻ thù, cả tên chỉ huy bọn đao phủ phải kính nể và sợ hãi-rằng, chị-người nữ anh hùng hãy luôn phù hộ cho giang sơn gấm vóc nước non ta, cho quê hương xứ sở Việt Nam yêu dấu của ta thái bình, thịnh vượng.

Rời quê hương Đất Đỏ của chị Sáu, chiều đã xuống, đèn đường đã lên, phố thị đã thêm đông đúc người xe, chúng tôi vui mừng thay khi được biết và tận thấy diện mạo xứ sở Lê-ki-ma thuở nào giờ đã đổi thay quá nhiều. Là huyện được thành lập chưa lâu, nhưng đây đã là nơi đáng sống, đáng đến của du khách thập phương. Nơi này có đến 125 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và 6 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân,  nơi có những địa chỉ dành cho người muốn khám phá về quá khứ đau thương mà quật cường anh dũng của bao đời, bao thế hệ dựng xây, đấu tranh sinh tồn, phát triển và giải phóng.

Tình yêu Tổ quốc, sự hy sinh anh dũng và lý tưởng sống cao đẹp của chị Võ Thị Sáu đã trở thành tấm gương sáng cho các thế hệ người Việt Nam phấn đấu học tập, rèn luyện cả trong đấu tranh cũng như trong lao động, xây dựng nước nhà mỗi ngày thêm thanh bình và giàu mạnh!

Đoàn Minh Phụng
-----------
(1), (2): Nguyễn Đình Thống-“Võ Thị Sáu-Con người và huyền thoại”-NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2010. Tr: 70 và 74.

Có thể bạn quan tâm

Anh hùng không đợi tuổi

Anh hùng không đợi tuổi

Những ngày đầu xuân năm mới, tôi gặp anh hùng LLVTND Ngô Tùng Chinh trong ngôi nhà vườn rợp bóng cây xanh của ông tại phường Long Phước (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Ông đang sống một cuộc đời hiền hòa, giản dị bên cạnh không gian trưng bày hiện vật chiến tranh của riêng mình.

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…