Tình nguyện viên nông nghiệp: Cho đi và nhận lại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Tình nguyện viên nông nghiệp đang nổi lên như một hình thức du lịch trải nghiệm được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Không chỉ đem lại những trải nghiệm làm nông dân thực thụ, loại hình này còn góp phần quảng bá về hình ảnh vùng đất, con người và văn hóa của địa phương đến với bạn bè gần xa.

Gương mặt rám nắng và ướt đẫm mồ hôi nhưng cô gái trẻ Danh Thị Sang (28 tuổi, tỉnh Kiên Giang) vẫn rất hồ hởi với công việc chăm sóc vườn cà phê và đàn heo, gà tại nông trại Moon’s Coffee Farm (hẻm 1418 Trường Chinh, TP. Pleiku).

“Từ lâu, tôi rất thích vùng đất Gia Lai với những vườn cà phê bạt ngàn. Khi biết đến Moon’s Coffee Farm, tôi liền đăng ký và vui mừng khi được nhận sau 2 vòng phỏng vấn. Đặt chân tới nông trại, tôi thực sự choáng ngợp bởi vườn cà phê xanh mướt; đặc biệt là không khí trong lành, yên tĩnh. Hàng ngày, tôi cùng các tình nguyện viên khác làm việc 6-8 tiếng, trải nghiệm, thực hành làm nông nghiệp sạch”-chị Sang chia sẻ.

Hơn 1,5 tháng ở tại farm, không ngần ngại việc gì, chị Sang đã học được rất nhiều thứ, làm được rất nhiều việc từ tỉa cành, trồng cây đến dọn vườn, cho heo, gà ăn.... Lần đầu tiên sống trong môi trường mới, vùng đất mới, cô đã học được cách chia sẻ và lan tỏa năng lượng tích cực đến mọi người.

Tương tự, đối với bạn trẻ Võ Phương Thảo (22 tuổi, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) thì khi tham gia tình nguyện viên tại Moon’s Coffee Farm, Thảo được thỏa mãn với niềm đam mê làm nông nghiệp, được giao lưu gặp gỡ và tìm hiểu nhiều điều mới mẻ ở vùng đất Pleiku. “Mỗi ngày, ngoài chuyện thu hoạch, làm cỏ, trồng cây... các tình nguyện viên còn có hoạt động thể thao, văn nghệ và được tham gia chương trình từ thiện cùng farm. Chúng tôi có sự chia sẻ, giao lưu văn hóa, trao đổi về nông nghiệp bền vững. Tôi đặc biệt yêu quý mảnh đất Pleiku này”-Phương Thảo tâm sự.

Bạn Võ Phương Thảo (áo xanh) đặc biệt yêu mến mảnh đất Pleiku qua chương trình tình nguyện viên nông nghiệp. Ảnh: Mai Ka

Bạn Võ Phương Thảo (áo xanh) đặc biệt yêu mến mảnh đất Pleiku qua chương trình tình nguyện viên nông nghiệp. Ảnh: Mai Ka

Không ngại khó, không ngại khổ, những bàn tay hôm qua còn nhẹ nhàng lướt trên bàn phím và giấy tờ trong phòng máy lạnh nay đã sẵn sàng lem luốc với bùn đất, chai sạn với cuốc, dao. Khi trở thành tình nguyện viên, họ đều giống nhau ở chỗ tối giản, trưởng thành và cảm thấy niềm hạnh phúc lan tỏa mỗi ngày. Vừa kết thúc chuyến du học tại Nhật Bản, anh Nguyễn Cảnh Sâm (phường Phù Đổng, TP. Pleiku) cũng tìm về với nông trại cà phê bền vững.

Anh cho biết, mình rất hứng thú với nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp sạch. “Mình còn trẻ và có kiến thức, tại sao không xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại trên chính quê hương mình. Dịp này, mình muốn đi sâu vào mô hình nông trại bền vững để hiểu bản chất nó và định hướng phát triển ở Gia Lai”-anh Sâm cho hay.

Nông trại Moon’s Coffee Farm là nơi “khởi xướng” cho loại hình tình nguyện viên trải nghiệm nông nghiệp hiện đại tại Pleiku. Ảnh: Mai Ka

Nông trại Moon’s Coffee Farm là nơi “khởi xướng” cho loại hình tình nguyện viên trải nghiệm nông nghiệp hiện đại tại Pleiku. Ảnh: Mai Ka

Nông trại Moon’s Coffee Farm là nơi mở chương trình tình nguyện viên nông nghiệp đầu tiên tại Pleiku nói riêng và Gia Lai nói chung. Chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Chủ nông trại Moon’s Coffee Farmthông tin: Năm 2019, các dịch vụ lưu trú, trải nghiệm làm nông nghiệp và tìm hiểu đời sống của người nông dân ở vùng chuyên canh sản xuất cà phê được hình thành ở nông trại. Khi mở rộng diện tích lên 1 ha và chuyển dần sang phương thức canh tác bền vững, chị Thủy bắt đầu mở chương trình tiếp nhận tình nguyện viên.

“Chương trình tình nguyện viên trên nông trại đang là xu hướng của nhiều người trẻ như một dạng du lịch trải nghiệm. Ở đó, chủ nhà và tình nguyện viên đều được cho đi và nhận lại. Tuy nhiên, loại hình này ở Pleiku hầu như chưa được phổ biến. Làm tình nguyện viên ở các nông trại là cơ hội để các bạn trẻ tìm hiểu văn hóa, lối sống, trải nghiệm cuộc sống nông dân và giao lưu kết bạn với những tình nguyện viên khác”-chị Thủy cho hay.

Các tình nguyện viên trải nghiệm pha chế cà phê tại nông trại. Ảnh: Mai Ka

Các tình nguyện viên trải nghiệm pha chế cà phê tại nông trại. Ảnh: Mai Ka

Từ chương trình tiếp nhận tình nguyện viên, mỗi năm, nông trại của chị Thủy đã tiếp nhận hàng chục tình nguyện viên về với vùng đất Pleiku. Trong đó có những bạn trẻ từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Nam Phi, Philippines… đến để thực hành và trải nghiệm cách làm nông nghiệp hiện đại. Những tình nguyện viên đến đây hầu hết là những người yêu thiên nhiên, yêu nông nghiệp. Họ mong muốn được trải nghiệm cuộc sống của một người nông dân, học cách sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp bền vững; đồng thời tìm hiểu về văn hóa, con người, ẩm thực bản địa ở vùng đất nông trại được xây dựng.

Chị Thủy lý giải: Ở nông trại, các tình nguyện viên được cung cấp thức ăn, chỗ ở, không gian sống yên tĩnh, trong lành. Ngược lại, tình nguyện viên sẽ làm việc 6-8 tiếng mỗi ngày, tức là dùng thời gian và sức lao động đổi lấy thức ăn, chỗ ở và sự trải nghiệm, thực hành làm nông nghiệp sạch. Mỗi lần tuyển tình nguyện viên, chúng tôi thường phải trao đổi rõ ràng trước khi tiếp nhận để họ có những trải nghiệm tốt nhất.

“Chương trình tình nguyện viên nông nghiệp sẽ mở con đường thu hút luồng cư dân trẻ về Gia Lai. Hy vọng rằng, điều đó sẽ thu hút những người trẻ có tâm và có tầm về cùng chung tay phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững”-Chị Thủy kỳ vọng.

Anh Đỗ Đức Thanh-Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh: Không chỉ là một “hạt giống tốt” về hệ sinh thái nông nghiệp bền vững trong thế hệ trẻ mà nông trại Moon’s Coffee Farmcòn tiên phong cho mô hình tình nguyện viên trải nghiệm nông nghiệp hiện đại tại Pleiku; thu hút được lớp người trẻ có đam mê với nền nông nghiệp hiện đại của tỉnh nhà; góp phần quảng bá về hình ảnh vùng đất, con người Gia Lai đến với bạn bè gần xa.

Có thể bạn quan tâm

Gắn kết sinh viên Việt-Lào

Gắn kết sinh viên Việt-Lào

(GLO)- Nhờ sự quan tâm, đồng hành của các thầy-cô giáo cùng sinh viên Phân hiệu Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai, các lưu học sinh Lào đã hòa nhập với môi trường mới, tự tin giao tiếp và học tập tốt.

Khánh thành Nhà bia di tích Công an Gia Lai tại Tây Ninh

Khánh thành Nhà bia di tích Công an Gia Lai tại Tây Ninh

(GLO)- Chiều 17-4, tại Khu di tích Trung ương Cục miền Nam (ấp Tân Tiến, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh), Công an tỉnh Gia Lai tổ chức lễ khánh thành Nhà bia di tích Công an Gia Lai. Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh chủ trì buổi lễ.

Cán bộ, đảng viên lan tỏa thông tin tích cực trên các trang mạng xã hội

Cán bộ, đảng viên lan tỏa thông tin tích cực trên các trang mạng xã hội

(GLO)- Với phương châm "lấy cái đẹp dẹp cái xấu", thời gian qua, đội ngũ cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã thường xuyên chia sẻ, lan tỏa thông tin tích cực khi sử dụng mạng xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả chế độ chính sách, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Ông Đỗ Xuân Lâm luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu trong mỗi chuyến đi. Ảnh: L.V.N

U70 đạt giải “Vô lăng vàng”

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với nghề lái xe, ông Đỗ Xuân Lâm (SN 1960, trú tại tổ 4, phường Trà Bá, TP. Pleiku) luôn tâm niệm phía sau tay lái là hạnh phúc của rất nhiều gia đình.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.

Ông Nay Chin (ở giữa) tuyên truyền cho người dân về tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ảnh: M.P

Ông Nay Chin vì bình yên thôn, làng

(GLO)- Với uy tín của mình, ông Nay Chin (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện thường xuyên phối hợp với chính quyền, lực lượng an ninh cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động những người từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga” quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.