Thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác Việt Nam-EU

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chuyến thăm EU của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhằm trao đổi phương hướng hợp tác Việt Nam-EU trong thời gian tới, thúc đẩy sớm kết thúc đàm phán EVFTA và thảo luận về việc tăng cường phối hợp tại các diễn đàn đa phương.

 

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Bỉ Elio Di Rupo, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Manuel Barroso, Thủ tướng CHLB Đức Angela Merkel, Thủ tướng Cộng hòa Italy Matteo Renzi và Giáo hoàng Francis, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ thăm chính thức Vương quốc Bỉ, EU, Cộng hòa Liên bang Đức từ ngày 13 đến 15-10; tham dự Hội nghị Cấp cao Á-Âu (ASEM) lần thứ 10 tại Milan, Italy từ ngày 16 đến 17-10; thăm Tòa thánh Vatican ngày 18-10-.

Quan hệ Việt Nam-Liên minh châu Âu (EU) phát triển thực chất và toàn diện với việc hai bên chính thức ký Hiệp định khung đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) và đang hướng tới kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA).

Về chính trị, hai bên duy trì thường xuyên trao đổi và tiếp xúc cấp cao; lãnh đạo cấp cao hai bên luôn khẳng định coi trọng quan hệ và mong muốn tăng cường hợp tác nhiều mặt tương xứng với tiềm năng và vị thế của hai bên.

Về thương mại, EU là đối tác thương mại lớn thứ hai và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam; là khu vực chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và châu Âu, đạt 90,08% kim ngạch xuất nhập khẩu với khu vực thị trường châu Âu.

Từ 1990-2013, kim ngạch thương mại Việt Nam - EU tăng hơn 100 lần (từ 295 triệu USD lên 33,7 tỷ USD). Trong 7 tháng đầu năm 2014, tổng kim ngạch hai chiều đạt 20,5 tỷ USD tăng 7,33% so với cùng kỳ 2013 chủ yếu do tăng xuất khẩu.

Đặc điểm nổi bật trong thương mại hai chiều là tính bổ sung cao, ít cạnh tranh. Việt Nam liên tục xuất siêu sang EU, đặc biệt trong 10 năm gần đây, mức xuất siêu trung bình từ 3-5 tỷ USD, tương đương 50% kim ngạch xuất khẩu. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng hàng hoá chất lượng cao, thực phẩm sạch, thủ công mỹ nghệ, giảm tỷ trọng hàng chất lượng trung bình, hàng nông sản thô.

Tháng 10-2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Manuel Barroso tuyên bố khởi động đàm phán EVFTA. Ngày 26-6-2012, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng và Ủy viên Thương mại EU Karel De Gucht đã tuyên bố chính thức đàm phán EVFTA. Hai bên đã kết thúc 9 vòng đàm phán với kết quả tích cực; hiện hai bên đang tiến hành đàm phán vòng 10 EVFTA. Lãnh đạo Việt Nam và EU đều thể hiện quyết tâm chính trị về việc kết thúc đàm phán EVFTA vào cuối năm 2014.

Về Quy chế kinh tế thị trường, hiện hai bên đang nỗ lực phối hợp để Việt Nam sớm được công nhận quy chế kinh tế thị trường không muộn hơn thời điểm hai bên kết thúc đàm phán EVFTA.

Về đầu tư, tính đến hết tháng 8-2014, đã có 23/28 nước EU đầu tư vào Việt Nam với 1.503 dự án, tổng vốn đăng ký 18,55 tỷ USD. Trong số các nước EU đầu tư vào Việt Nam, Hà Lan đứng đầu với 214 dự án, tổng vốn đầu tư 6,45 tỷ USD. Pháp đứng thứ 2 với 413 dự án, tổng vốn đầu tư 3,3 tỷ USD. Đứng thứ 3 là Vương quốc Anh có 187 dự án, tổng vốn đầu tư 2,83 tỷ USD.

Trong hợp tác phát triển, EU luôn là một trong những nhà tài trợ lớn cho Việt Nam. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của EC cho Việt Nam được thực hiện thông qua các Chiến lược hợp tác với Việt Nam (Country Strategy Paper-CSP) với ngân sách viện trợ liên tục tăng từ 140 triệu Euro trong giai đoạn 1996-2001 lên 162 triệu Euro trong giai đoạn 2002-2006 và 304 triệu Euro giai đoạn 2007-2013. Giai đoạn 2014-2020, EC cam kết viện trợ cho Việt Nam 400 triệu Euro, tập trung vào 2 lĩnh vực là năng lượng bền vững và quản trị quốc gia.

Ngoài ra, EC và các nước thành viên EU cũng hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực chuyên ngành thuộc ưu tiên của Việt Nam và EU có thế mạnh như hỗ trợ thể chế, khoa học công nghệ (trong đó có lĩnh vực an toàn hạt nhân), giáo dục, pháp luật, y tế, tài chính ngân hàng, nông nghiệp, văn hóa và du lịch, bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai, hàng không dân dụng...

Chuyến thăm EU của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhằm trao đổi phương hướng hợp tác Việt Nam-EU trong thời gian tới; thúc đẩy sớm kết thúc đàm phán EVFTA và thảo luận về việc tăng cường phối hợp tại các diễn đàn đa phương như Liên hợp quốc, ASEM, ASEAN-EU.

Theo Chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện: Cán bộ chủ chốt góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện

Phú Thiện: Cán bộ chủ chốt góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện

(GLO)- Sáng 11-12, Huyện ủy Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tiến hành hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025-2030. Các đồng chí Thường trực Huyện ủy chủ trì hội nghị.

Đức Cơ: Doanh nghiệp vận tải và cơ sở thu mua ký kết đảm bảo an toàn giao thông

Đức Cơ: Doanh nghiệp vận tải và cơ sở thu mua ký kết đảm bảo an toàn giao thông

(GLO)- Công an huyện Đức Cơ vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, ký cam kết chấp hành các quy định về pháp luật trật tự an toàn giao thông đối với các chủ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải, cơ sở thu mua nông sản trên địa bàn.

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: P.D

Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động

(GLO)- Sáng 3-12, tại trụ sở Tỉnh ủy Gia Lai, Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương đã chủ trì hội nghị giao ban khối MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác quý IV-2024, định hướng nhiệm vụ công tác trọng tâm quý I-2025.

Đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: VĨNH HOÀNG

Không để lọt vào cấp ủy những trường hợp tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực tỉnh Gia Lai tại hội nghị tổng kết công tác PCTN, tiêu cực năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn ra chiều 2-12.

Cán bộ cấp cơ sở của huyện Ia Grai nghe quán triệt Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Ảnh: T.N

Ia Grai chuẩn bị đại hội Đảng các cấp gắn với xây dựng hệ thống chính trị

(GLO)- Huyện ủy Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đang tập trung triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14-6-2024 của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng đảm bảo theo các chỉ đạo, quy định và hướng dẫn của cấp trên.