Thủ tướng: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hội đồng điều phối vùng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 6411/VPCP-KTTH gửi: Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ; Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thành viên các Hội đồng điều phối vùng.

Công văn nêu rõ, để nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hội đồng điều phối vùng trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý kiến chỉ đạo: Nâng cao hiệu quả liên kết, kết nối vùng; đồng thời các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vẫn phải tự lực, tự cường phát triển bằng nội lực, không trông chờ ỷ lại vào Trung ương. Các Hội đồng điều phối vùng có trách nhiệm nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tính tự lực, tự cường của mỗi địa phương và tạo ra sức mạnh tổng hợp của vùng, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng, chủ trì Hội nghị Hội đồng Điều phối Vùng Đông Nam Bộ. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng, chủ trì Hội nghị Hội đồng Điều phối Vùng Đông Nam Bộ. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Liên kết, hợp tác nội vùng và liên vùng góp phần ổn định và phát triển kinh tế, trong đó tập trung vào ba động lực là đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu.

Triển khai quyết liệt ba đột phá chiến lược theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; tập trung kết nối hạ tầng chiến lược, kết nối đào tạo nguồn nhân lực, phối hợp trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, đề xuất cơ chế chính sách ưu đãi phù hợp nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng và từng địa phương.

Nguồn lực chính cho liên kết, phát triển vùng gồm: ngân sách nhà nước (trung ương, địa phương), hợp tác công tư, FDI, ODA.

Đồng thời, quan tâm thích đáng đến liên kết phát triển hạ tầng xã hội trong đó có hạ tầng văn hóa và du lịch. Đề cao nguyên tắc phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trong các hoạt động điều phối, liên kết vùng. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Tập trung hoàn thành cơ bản các quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh trong quý III năm 2023

Về một số nhiệm vụ cần tập trung thực hiện trong thời gian tới Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư-cơ quan thường trực của các Hội đồng điều phối vùng-chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan: Khẩn trương trình các Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng ban hành Kế hoạch hoạt động những tháng cuối năm 2023 của các Hội đồng.

Đôn đốc các Bộ, cơ quan, địa phương là thành viên các Hội đồng điều phối vùng hoàn thành ngay công tác tổ chức theo nguyên tắc tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, "nói đi đôi với làm", không hình thức, không thành lập tổ chức hành chính mới mà sử dụng các cơ quan chuyên môn hiện có theo hình thức kiêm nhiệm.

Đồng thời đôn đốc các cơ quan, đơn vị liên quan và địa phương tập trung hoàn thành cơ bản các quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh trong quý III năm 2023.

Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách ưu đãi vùng phù hợp. Xác định ngay các dự án có tính chất liên kết, phát triển vùng. Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2023 về việc thành lập quỹ đầu tư phát triển hạ tầng.

Tập trung hoàn thành cơ bản các quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh trong quý III năm 2023. Ảnh nguồn VGP

Tập trung hoàn thành cơ bản các quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh trong quý III năm 2023. Ảnh nguồn VGP

Bộ Công thương phối hợp với các địa phương liên quan đề xuất về định hướng liên kết các hoạt động phát triển công nghiệp và thương mại.

Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất định hướng và lộ trình chuyển đổi số cũng như việc xây dựng cơ sở dữ liệu cấp vùng và cấp quốc tế; tổ chức các hội thảo khoa học về chuyển đổi số.

Bộ Khoa và và Công nghệ đề xuất định hướng liên kết vùng để phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; tổ chức các hội thảo khoa học về chuyển đổi xanh.

Giao Bộ Nội vụ xây dựng cơ chế hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị, bộ máy hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, mẫn cán, hiệu lực, hiệu quả; phân cấp, phân quyền. Bộ Nông nghiệp và PTNT đề xuất cơ chế phối hợp cấp vùng ứng phó với sự cố thiên tai. Bộ Y tế đề xuất cơ chế phối hợp cấp vùng ứng phó với dịch bệnh.

Nhiệm vụ trọng tâm Quý IV năm 2023

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu đầu quý IV năm 2023 các Hội đồng điều phối vùng tổ chức họp cho ý kiến về các quy hoạch vùng.

Đầu tháng 12-2023 các Hội đồng điều phối vùng họp để: kiểm điểm việc thực hiện Kế hoạch công tác nửa cuối năm 2023, sơ kết một năm thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của 6 vùng kinh tế-xã hội, xây dựng Kế hoạch hoạt động năm 2024 của các Hội đồng điều phối vùng.

Ngày 11-7-2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định 824/QĐ-TTg, 825/QĐ-TTg, 826/QĐ-TTg, 827/QĐ-TTg thành lập Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, vùng Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng Sông Hồng và vùng Tây Nguyên.

4 Hội đồng điều phối vùng được thành lập nhằm đổi mới cơ chế điều phối vùng, thúc đẩy phát triển kinh tếxã hội của vùng phát triển nhanh, bền vững, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng-an ninh.

Hội đồng điều phối vùng là tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, thực hiện chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, điều phối, giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành về liên kết vùng, phát triển bền vững 4 vùng.

Có thể bạn quan tâm

Ra mắt mô hình Tổ tự quản bảo vệ môi trường tại làng Đê Kôp-Doul

Ra mắt mô hình Tổ tự quản bảo vệ môi trường tại làng Đê Kôp-Doul

(GLO)-Ngày 20-12, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mang Yang phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn Kon Dơng tổ chức phát động tuyên truyền về bảo vệ môi trường; hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và ra mắt mô hình “Tổ tự quản bảo vệ môi trường” tại làng Đê Kôp-Doul.

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

(GLO)- Sau gần 7 tháng sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị và xây dựng lại nhà xưởng bị hư hại do hỏa hoạn, Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê đã hoạt động trở lại, góp phần giải “bài toán” ô nhiễm môi trường khi lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày được xử lý kịp thời.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.