Thủ tướng Fiji không chấp nhận thất cử, triển khai quân đội  

Thủ tướng Frank Bainimarama của Fiji thông báo quân đội nước này đã được triển khai để duy trì "luật pháp và trật tự" sau khi ông Bainimarama từ chối nhận thất bại sau bầu cử.

 Thủ tướng Frank Bainimarama của Fiji tại hội nghị COP26 ở Glasgow năm 2021. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Frank Bainimarama của Fiji tại hội nghị COP26 ở Glasgow năm 2021. Ảnh: Reuters


Theo AFP, Thủ tướng lâu năm Frank Bainimarama của Fiji ngày 22.12 cho biết quân đội đã được triển khai để duy trì "luật pháp và trật tự". Thông báo được đưa ra sau khi ông Bainimarama từ chối thừa nhận thất bại sau bầu cử.

Ông Bainimarama, người đã lãnh đạo Fiji kể từ khi lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính quân sự năm 2006, nói bạo lực sắc tộc sau bầu cử là lý do cho việc triển khai quân đội, nhưng không đưa ra bằng chứng.

“Miễn chúng tôi còn trách nhiệm phục vụ trong chính phủ, chúng tôi sẽ hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với sự an toàn của mọi người dân Fiji”, ông Bainimarama cho biết, bình luận công khai đầu tiên của ông kể từ cuộc bầu cử ngày 14.12.

Cuộc bỏ phiếu này được cho là sẽ chấm dứt gần 16 năm nắm quyền của ông Bainimarama sau khi liên minh đối lập của một cựu thủ lĩnh đảo chính khác, ông Sitiveni Rabuka, đạt được thỏa thuận thành lập chính phủ vào ngày 21.12.

Tuy nhiên, Thủ tướng Bainimarama từ chối nhận thua và các đồng minh của ông Bainimarama đã trì hoãn cuộc họp quốc hội để đề cử ông Rabuka lên làm tân thủ tướng.

Thủ lĩnh phe đối lập, ông Rabuka, ngày 22.12 đưa ra một tuyên bố nói rằng bất kỳ thông tin nào về các vụ bạo lực đều "đáng lo ngại".

"Tôi kêu gọi người dân Fiji tôn trọng luật pháp và cho phép tiến trình chính trị tiếp tục mà không gặp trở ngại. Liên minh mong muốn chuyển giao quyền lực một cách hòa bình", ông Rabuka cho biết.

Fiji đã trải qua 4 cuộc đảo chính và một cuộc binh biến quân sự trong 35 năm qua. Các diễn biến hiện tại khiến ngày càng nhiều người lo ngại rằng ông Bainimarama đang chuẩn bị để quân đội can thiệp vào chính trị một lần nữa.

Ủy viên cảnh sát Sitiveni Qiliho, đồng minh của ông Bainimarama, trước đó tuyên bố có "thông tin tình báo về việc lên kế hoạch gây ra tình trạng bất ổn dân sự".

Theo hiến pháp Fiji, quân đội có nhiều quyền hạn để can thiệp vào chính trị vì lực lượng này luôn nắm giữ "trách nhiệm chung" để đảm bảo "an ninh, quốc phòng, phúc lợi của Fiji và tất cả người dân Fiji".

Bộ Ngoại giao New Zealand đã kêu gọi kiềm chế sau khi Fiji thông báo triển khai quân đội. "Chúng tôi khuyến khích tất cả các bên cho phép tiến trình hiến pháp diễn ra”, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao New Zealand cho biết.

Người dân Fiji đổ ra đường để ăn mừng vào ngày 21.12 sau khi phe đối lập đạt được thỏa thuận thành lập liên minh. Ông Bainimarama thường xuyên yêu cầu chính phủ sử dụng hệ thống luật pháp để loại bỏ đối thủ, bịt miệng những người chỉ trích và tác động đến truyền thông.

Theo Đông A (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Dịch tả lại hoành hành châu Phi

Dịch tả lại hoành hành châu Phi

(GLO)-Ngày 17/3, TTXVN tại châu Phi dẫn thông tin từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết trong đợt dịch tả đang bùng phát tại một số quốc gia thuộc châu lục này, giới chức y tế đã ghi nhận tổng cộng 53.660 ca mắc bệnh kể từ tháng 2 vừa qua đến nay, trong đó 1.282 ca tử vong.
ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

(GLO)-Theo TASS, trong lệnh bắt ngày 17-3, Tòa hình sự quốc tế ( ICC) cho biết họ nghi ngờ ông Putin đã trục xuất bất hợp pháp trẻ em và đưa người bất hợp pháp từ lãnh thổ Ukraine sang Nga.
Đụng độ giữa cảnh sát và những người ủng hộ cựu thủ tướng Pakistan Imran Khan

Đụng độ giữa cảnh sát và những người ủng hộ cựu thủ tướng Pakistan Imran Khan

(GLO)-Cảnh sát Pakistan đã đụng độ với những người ủng hộ cựu thủ tướng Imran Khan ngày 14/3, khi họ đến bên ngoài nhà riêng của ông ở thành phố Lahore (đông Pakistan) để bắt giữ chính trị gia này vì ông đã không trình diện trước tòa án liên quan cáo buộc tham nhũng, theo Hãng tin AP.
Hội đồng bảo an LHQ thảo luận về xung đột Nga- Ucraine

Hội đồng bảo an LHQ thảo luận về xung đột Nga- Ucraine

(GLO)-

Theo phóng viên TTXVN tại Liên Hợp Quốc (LHQ), ngày 14/3, Hội đồng bảo an LHQ đã có cuộc họp để thảo luận liên quan xung đột Nga- Ucraine. Cuộc họp diện mở này diễn ra theo đề nghị của Phái đoàn Đại diện thường trực Liên bang Nga tại LHQ và có sự tham gia của một số đại diện truyền thông từ Nga, Ukraine.

Tổng thống Hàn Quốc quyết tâm hàn gắn quan hệ với Nhật Bản

Tổng thống Hàn Quốc quyết tâm hàn gắn quan hệ với Nhật Bản

(GLO)-Ngày 12/3, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol ra tuyên bố tái khẳng định quyết tâm giải quyết vấn đề người lao động cưỡng bức thời chiến với Nhật Bản trong bối cảnh dư luận trong nước phản ứng dữ dội sau phát biểu mới đây của Ngoại trưởng Nhật từ chối thừa nhận lao động Hàn Quốc là nạn nhân bị cưỡng bức. Điều này thể hiện trong chiến dịch tranh cử của ông Yoon về hồi sinh quan hệ với Nhật trong các quan hệ kinh tế, văn hóa, an ninh.
Thủ tướng Trung Quốc nguyên là Bí thư Thượng Hải

Thủ tướng Trung Quốc nguyên là Bí thư Thượng Hải

(GLO)-Tại phiên họp toàn thể Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Trung Quốc khóa 14 tổ chức ngày 11/3 với sự tham gia của gần 3.000 đại biểu, Quốc hội Trung Quốc đã bầu ông Lý Cường, 63 tuổi, đảm nhiệm chức Thủ tướng, kế nhiệm ông Lý Khắc Cường- theo Reuters.
Nhân vật cấp cao của Taliban thiệt mạng do bị đánh bom

Nhân vật cấp cao của Taliban thiệt mạng do bị đánh bom

(GLO)-Chính quyền Taliban cho biết thống đốc tỉnh Balkh (Afghanistan) đã thiệt mạng trong một vụ tấn công liều chết tại văn phòng của ông hôm 9/3. BBC cho biết Tỉnh trưởng Mohammad Dawood Muzammil thiệt mạng sau vụ nổ ngay trong văn phòng làm việc của ông ở TP Mazar-e Sharif, thủ phủ tỉnh Balkh hôm 9-3.