Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 6-10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 102/CĐ-TTg về việc đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

chung-tay-xoa-nha-tam-nha-dot-nat-tren-pham-vi-ca-nuoc-trong-nam-2025dd-1755.jpg
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Ảnh/Nguồn: baovanhoa.vn

Thời gian qua, các Bộ, cơ quan, địa phương đã tích cực hưởng ứng phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ phát động ngày 13-4-2024 tại Hoà Bình, với những hành động cụ thể, có ý nghĩa thiết thực.

Đặc biệt tại Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước ngày 5-10-2024, nhiều bộ, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp, ngân hàng, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước đã thể hiện tinh thần "tương thân, tương ái", hỗ trợ số tiền hàng nghìn tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát tại các địa phương khó khăn.

Thủ tướng Chính phủ biểu dương, ghi nhận, đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, sự chia sẻ và những nghĩa cử cao đẹp của các Bộ, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp, ngân hàng, tập thể, cá nhân và tin tưởng rằng với "tình dân tộc, nghĩa đồng bào", phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" sẽ tiếp tục tạo động lực lan toả mạnh mẽ, sâu rộng và đạt được mục tiêu đề ra.

Thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đề nghị các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành uỷ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt hơn nữa, đồng bộ hơn nữa, hiệu quả hơn nữa Phong trào thi đua "Chung tay xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" và triển khai kịp thời các kết luận, chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ có liên quan, thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng, 80 năm ngày thành lập nước, 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu và chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Trong đó, tập trung một số nội dung: Huy động nguồn lực xã hội hóa kết hợp với nguồn lực của Nhà nước để chung tay hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên phạm vi cả nước.

Đổi mới phương pháp, cách làm theo hướng đa dạng hóa nguồn lực, bao gồm nguồn lực được hỗ trợ từ trung ương, địa phương, nguồn lực công sức huy động, giúp đỡ từ cộng đồng cơ sở, nguồn lực cố gắng từ chính các hộ nghèo được hỗ trợ… gắn với việc hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025.

Đề cao tinh thần tự lực, tự cường của các địa phương; đồng thời, phân nhóm các địa phương và có cơ chế để các địa phương có điều kiện kinh tế-xã hội tốt hơn hỗ trợ cho các địa phương khó khăn hơn thực hiện xoá nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên địa bàn.

Vận động các Bộ, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ trực tiếp cho các địa phương khó khăn. Người dân, hộ gia đình được hỗ trợ phải tự đảm bảo một phần (kêu gọi bạn bè, người thân giúp đỡ, hỗ trợ các nguồn lực, công sức giúp đỡ lẫn nhau phù hợp).

Quán triệt phương châm "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, MTTQ và các đoàn thể hỗ trợ, Nhân dân làm chủ", đa dạng hoá các hình thức hỗ trợ để cùng chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát, trên tinh thần "ai có gì giúp nấy, ai có công giúp công, ai có của giúp của, ai có ít giúp ít, ai có nhiều giúp nhiều", bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng. Coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp, các ngành, các địa phương; quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt để đến ngày 31-12-2025 hoàn thành bằng được mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

Bộ Xây dựng khẩn trương hướng dẫn, đôn đốc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà tạm, nhà dột nát nghiên cứu, thiết kế một số mẫu nhà ở điển hình, bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả, phù hợp với văn hoá, phong tục tập quán và đặc điểm của từng địa phương, vùng miền để các hộ gia đình tham khảo, nghiên cứu áp dụng xây dựng nhà ở phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng hộ.

Giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội khẩn trương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan: báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10-10-2024 về việc thành lập Ban Chỉ đạo trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước và xây dựng Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo; trong đó, Thủ tướng Chính phủ là Trưởng Ban Chỉ đạo; Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội là Phó trưởng Ban Chỉ đạo; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo.

Các Thành viên Ban Chỉ đạo gồm: Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan: Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; lãnh đạo các Bộ: Quốc phòng, Công an; Tổng Giám đốc: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và Thủ trưởng một số cơ quan liên quan. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo triển khai cả 3 chương trình.

Thủ tướng yêu cầu chủ động tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo các biện pháp, giải pháp, cách làm cụ thể, hiệu quả để triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước, bảo đảm đúng tiến độ và yêu cầu đề ra.

Đề nghị các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát ở địa phương phù hợp với tình hình cụ thể (tỉnh, huyện, xã) do Bí thư cấp ủy làm Trưởng Ban chỉ đạo, Chủ tịch UBND cùng cấp là Phó trưởng Ban chỉ đạo; thành viên Ban chỉ đạo là Chủ tịch MTTQ, một số đồng chí Trưởng các sở, ngành, cơ quan chuyên môn, đoàn thể cùng cấp. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo triển khai cả 3 chương trình.

Thủ tướng Chính phủ phân công các đồng chí Thành viên Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tại các địa phương theo phân công tại Quyết định số 435/QĐ-TTg ngày 24-4-2023 và số 967/QĐ-TTg ngày 12-9-2024 của Thủ tướng Chính phủ.

Giao Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này; báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền.

Có thể bạn quan tâm

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

(GLO)- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay huyện Đức Cơ vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo đa chiều. Đến nay, toàn huyện chỉ có 2/9 xã đạt tiêu chí hộ nghèo đa chiều.

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
Khẳng định thế và lực

Khẳng định thế và lực

Số liệu vừa được Cục Thống kê TP HCM công bố cho thấy bức tranh kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm 2024 của thành phố tiếp tục phục hồi-bao gồm sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu, giải ngân đầu tư công...
Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Hơn 1 triệu người dân các tỉnh Gia Lai, Phú Yên ngày đêm bức xúc, mong ngóng các bộ, ngành khắc phục "sai lầm thế kỷ" khi quy hoạch thủy điện An Khê - Ka Nak, trả lại nước cho sông Ba.