Thu phí toàn tuyến cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi từ ngày đầu năm 2020

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ 0h ngày 1/1/2020, VEC chính thức tổ chức thu phí toàn tuyến đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi đoạn Km0-Km131+500 nhằm đảm bảo có nguồn thu để trả nợ vốn vay nhà tài trợ.

 

Các phương tiện lưu thông trên đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi. (Ảnh: Trần Tĩnh/TTXVN)
Các phương tiện lưu thông trên đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi. (Ảnh: Trần Tĩnh/TTXVN)



Sáng 25/12, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã phát đi thông báo về việc tổ chức thu phí toàn tuyến cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi từ Km0 đến Km131+500.

Đại diện VEC cho biết trên cơ sở các quyết định ban hành của Bộ Giao thông Vận tải, Hội đồng thành viên VEC có Nghị quyết 447 ngày 23/12/2019, theo đó từ 0h ngày 1/1/2020, VEC chính thức tổ chức thu phí toàn tuyến đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi đoạn Km0-Km131+500 nhằm đảm bảo có nguồn thu để trả nợ vốn vay nhà tài trợ, giảm bớt gánh nặng về tài chính vốn vay của dự án; có nguồn kinh phí để duy tu, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông...

Theo biểu mức phí dịch vụ sử dụng đường bộ được VEC công bố, tuyến cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi sẽ tiến hành thu phí kín, chủ phương tiện sẽ trả tiền dịch vụ đường bộ tùy theo số km sử dụng cho từng nhóm phương tiện; trong đó mức phí thấp nhất áp dụng đối với xe nhóm một (xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn; các loại xe buýt vận tải khách công cộng) là 20.000 đồng/xe/lượt đối với chặng Túy Loan-Phong Thử, cao nhất là 790.000/xe/lượt đoạn Túy Loan-Quảng Ngãi áp dụng cho xe nhóm năm (xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng container 40 feet).

Dự án cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi có tổng chiều dài toàn tuyến hơn 130km, tổng mức đầu tư giai đoạn một của dự án khoảng hơn 1,6 tỷ USD (khoảng 34.000 tỷ đồng). Dự án gồm hợp phần do JICA (Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản) tài trợ (Km0+000 đến Km65+000) và hợp phần WB (Ngân hàng Thế giới) tài trợ (Km65+000 đến Km131+500).

Trong đó, đoạn tuyến thuộc hợp phần JICA tài trợ (Km0+000 đến Km65+000) được đưa vào khai thác và thu phí từ ngày 2/8/2017 và đang tổ chức thu phí. Còn lại đoạn từ Km65+000 đến Km131+500 sử dụng vốn vay của WB được thông xe đầu tháng 9/2018 nhưng đến nay chưa được thu phí do chủ đầu tư chưa hoàn thành các hạng mục theo yêu cầu của Bộ Giao thông Vận tải.

Theo Quang Toàn (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.

Dịp lễ 30/4-1/5: Giá vé máy bay tăng mạnh

Dịp lễ 30/4-1/5: Giá vé máy bay tăng mạnh

Trước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, giá vé máy bay nội địa và quốc tế đang tăng mạnh, có chặng cao gần gấp 3 lần so với ngày thường. Trong khi đó, xu hướng du lịch cá nhân hóa và kết hợp đào tạo ngắn hạn lên ngôi, hứa hẹn nhiều trải nghiệm mới lạ cho du khách.

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

(GLO)- Nhiều năm qua, người dân một số làng thuộc xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phải đi trên con đường mưa lầy, nắng bụi. Mong mỏi lớn nhất của người dân là tuyến đường huyết mạch này sớm được quan tâm đầu tư để thuận lợi hơn trong đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa.