Thú chơi quay của người Mông ở Ya Hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Xã Ya Hội (huyện Đak Pơ) có khá đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Trong những ngày Tết, người Mông nơi đây thường tổ chức khá nhiều hoạt động vui chơi như: ném pao, ném còn, múa khèn, đẩy gậy... Tuy nhiên, trò chơi thu hút được sự chú ý và tham gia của nhiều người, nhất là trò đánh quay.

Khi tiết trời chuyển lạnh, những cơn mưa phùn lất phất báo hiệu xuân sắp về, những đứa trẻ người dân tộc Mông ở Ya Hội lại lên rừng chặt những cây gỗ cứng về để đẽo quay. Ông Lý Văn Sình (làng Mông 1) cho biết, đây là trò chơi truyền thống của người Mông, chủ yếu chỉ chơi trong mấy ngày Tết. “Ở đây, vào ngày mùng 1, mùng 2 và mùng 3 Tết, cả thanh niên, người lớn đều cùng nhau đánh quay. Người ta chia phe ra, mỗi bên 4-5 người rồi thi đấu. Chơi là để giải trí cho vui và giao lưu tình cảm. Sau cuộc đấu, ai thua ai thắng cũng đều vui. Nếu là trẻ con thì được phát kẹo, còn người lớn thì vào nhà nhau uống chén rượu xuân”-ông Sình kể.

 

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Những ngày này, đến Ya Hội rất dễ bắt gặp một nhóm nhỏ 3-4 đứa trẻ đang tập trung cùng nhau đánh quay để chuẩn bị cho những cuộc đấu hào hứng trong dịp Tết sắp tới. Theo lời ông Lý Nguyên Hùng (làng Ghép), đánh quay theo tiếng Mông được gọi là Tầu tù lu. Con quay thường được làm từ những loại gỗ cứng như sồi, lim, nghiến hay gốc sơn tra... có đường kính 7-10 cm.

Con quay có 2 đầu, đầu nhọn là điểm chạm đất, đầu kia gọt tù, hoặc nhọn. Để làm được một con quay đạt yêu cầu chỉ mất 40-60 phút. Khi chơi quay, người chơi thường chọn những bãi đất rộng, phía đối diện có ta-luy cao nhằm tránh cho con quay văng xuống núi và đảm bảo không gây thương tích cho những người xung quanh. Ông Hùng kể: “Ngày xưa, cả người lớn, người nhỏ đều chơi, nhưng hiện nay thì chủ yếu là trẻ em thôi. Trước kia người ta tham gia đông lắm, vì cái này nó cũng là rèn luyện sức khỏe mà. Làm cái quay, người ta phải đi lấy những cây gỗ cứng ở rừng, to bằng cánh tay, rồi về dùng dao, giũa gọt thành quay. Khi chơi thì lấy dây cuốn vào, ném xuống đất, nó quay rất hay. Người ở phe bên kia phải lấy cái quay khác ném vào cái quay đang quay đó, sao cho trúng và làm nó bị bay ra xa là thắng, là thể hiện sức mạnh”.

Thú chơi quay của người Mông giúp người chơi rèn luyện sức khỏe, độ khéo léo, tinh nhanh và phán đoán tốt. Thêm vào đó, người chơi còn nhận được sự cổ vũ rất nhiệt tình của mọi người. Tiếng reo hò cổ vũ vang cả một vùng, làm tăng thêm niềm hứng khởi trong những ngày đầu xuân.

Nguyễn Hiền

Có thể bạn quan tâm

“Đánh thức” du lịch Ia Pa

“Đánh thức” du lịch Ia Pa

(GLO)- Về huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai), nghe tên những địa danh gắn với bao truyền thuyết hư ảo như lạc vào miền sử thi. Trầm tích văn hóa kết hợp với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ là thế mạnh để “đánh thức” tiềm năng du lịch của vùng đất từng “bị bỏ quên” này.

30 năm Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long: Vẻ đẹp bất tử và những cơ hội mới

30 năm Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long: Vẻ đẹp bất tử và những cơ hội mới

Ngày 17/12/2024 đánh dấu cột mốc 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Trong suốt chặng đường dài, vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long vẫn luôn là niềm tự hào của Việt Nam nói chung, của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất hành tinh.

Sẽ nâng cấp Hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên quy mô cấp tỉnh

Sẽ nâng cấp Hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên quy mô cấp tỉnh

(GLO)- Chiều 9-12, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Lịch-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh đã có cuộc khảo thực tế tại huyện Ia Grai để đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nâng cấp Lễ hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên cấp tỉnh.