Thông đường vành đai 1.500 tỉ đồng, khai thác quỹ đất phát triển tây bắc Đà Nẵng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Lê Trung Chinh chỉ đạo, sau khi thông đường vành đai phía tây với mức đầu tư 1.500 tỉ đồng, sẽ tiếp tục khai thác quỹ đất hai bên đường để phát triển khu vực phía tây, tây bắc TP.Đà Nẵng.

Ngày 13.5, Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.Đà Nẵng tổ chức lễ thông xe dự án tuyến đường vành đai phía tây, đoạn từ QL14B đến đường Hồ Chí Minh (H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng).

Lãnh đạo TP.Đà Nẵng và các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị thi công làm lễ thông xe kỹ thuật

Lãnh đạo TP.Đà Nẵng và các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị thi công làm lễ thông xe kỹ thuật

Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng cho biết, tuyến đường mở mới đi qua 5 xã Hòa Ninh, Hòa Phong, Hòa Phú, Hòa Khương, Hòa Liên (H.Hòa Vang) với khối lượng giải tỏa rất lớn (hơn 1.600 hộ dân, gần 1.200 mồ mả, thu hồi hơn 97 ha đất).

Dự án vừa thi công vừa giải phóng mặt bằng, đi qua địa hình đồi núi phức tạp, khối lượng đào đắp lớn, thay đổi địa chất, sạt lở taluy... là những thách thức lớn; đồng thời, dịch Covid-19 và biến động giá vật liệu cũng ảnh hưởng tiến độ.

Công trình khởi công ngày 4.10.2018, thông xe kỹ thuật ngày 13.5.2024.

Công trình khởi công ngày 4.10.2018, thông xe kỹ thuật ngày 13.5.2024.

Ông Nguyễn Minh Huy, Giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.Đà Nẵng cho biết, tuyến đường vành đai phía tây TP.Đà Nẵng đoạn từ QL14B đến đường Hồ Chí Minh nằm trong định hướng chiến lược về phát triển hạ tầng giao thông đô thị của TP.Đà Nẵng, bên cạnh tuyến đường vành đai phía nam (Nam Kỳ Khởi Nghĩa).

Tại các nút giao tuyến giao thông chính với QL14B, QL14G, đường ĐT602 có 3 cầu vượt được xây dựng cùng với 2 cầu mới

Tại các nút giao tuyến giao thông chính với QL14B, QL14G, đường ĐT602 có 3 cầu vượt được xây dựng cùng với 2 cầu mới

Tuyến đường vành đai phía tây hoàn thành đã khớp nối hoàn chỉnh hệ thống đường vành đai bao quanh thành phố, kết nối mạng lưới giao thông TP.Đà Nẵng với giao thông khu vực các tỉnh miền Trung - Tây nguyên thông qua các tuyến QL1, QL14B, đường Hồ Chí Minh cùng với hệ thống đường trục ngang như Hoàng Văn Thái, ĐT 602, Nguyễn Tất Thành, đường nối cảng Liên Chiểu… Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực phía tây TP.Đà Nẵng và khu vực miền Trung - Tây nguyên.

Công trình có tổng mức đầu tư 1.500 tỉ đồng, dài gần 20 km với 4 làn xe, điểm đầu giao QL14B, điểm cuối nối tiếp vào trục đường chính của Khu CNTT.

Nhà thầu thi công dự án là liên danh Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 CTCP. Nhà thầu tư vấn khảo sát và thiết kế xây dựng là liên danh Công ty CP tư vấn xây dựng công trình giao thông 5 và Công ty CP tư vấn thiết kế xây dựng giao thông công chính Đà Nẵng.

Giám sát thi công xây dựng là Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, liên danh Công ty CP tư vấn và đầu tư xây dựng ECC – Phân viện Khoa học và công nghệ GTVT miền Trung.

Công trình sau khi thông xe kỹ thuật sẽ tiếp tục hoàn thiện các hạng mục còn lại

Công trình sau khi thông xe kỹ thuật sẽ tiếp tục hoàn thiện các hạng mục còn lại

Bên cạnh các hạng mục xây dựng, dọc tuyến đường còn đầu tư trồng nhiều cây xanh xen kẽ từng đoạn với các loại cây dương, hoa giấy, huỳnh liên và cây chuỗi ngọc trên dải phân cách.

Sau sự kiện thông xe, ông Lê Trung Chinh đề nghị các đơn vị khẩn trương dứt điểm các hạng mục còn lại, đặc biệt là gia cố, ổn định taluy, xử lý sạt lở tại Km 5 - 6, đồng thời hoàn thành quy hoạch khai thác quỹ đất dọc 2 bên tuyến đường để tạo điều kiện phát triển khu vực phía tây và tây bắc TP.Đà Nẵng.

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.