Thổi hồn vào đá cuội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ những viên đá cuội nhặt từ bờ suối, bàn tay khéo léo của Ly Na đã tạo nên những bức tranh lung linh màu sắc. Mỗi tác phẩm là một câu chuyện đời thật được cô gái ở một vùng trung du, Quảng Nam gửi gắm.

 

Cô giáo Ly Na viết nên chuyện từ những viên đá vô tri. Ảnh: Thanh Chung
Cô giáo Ly Na viết nên chuyện từ những viên đá vô tri. Ảnh: Thanh Chung



Mỗi bức tranh, một câu chuyện

Với đam mê nghệ thuật, cô giáo Nguyễn Ly Na (24 tuổi, xã Bình Lâm, Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam) đã dùng đá cuội đính ghép thành những bức tranh nhiều màu sắc.

Tốt nghiệp ngành Giáo viên mầm non (Trường Đại học Quảng Nam), sớm gắn bó với nghề dạy năng khiếu nhảy múa cho thiếu nhi, tuy nhiên, trong cô gái trẻ có một niềm đam mê vô bờ bến với nghệ thuật sáng tạo. Với mong muốn mang những điều mới mẻ cho thiếu nhi quê nhà, sau mỗi giờ học, Ly Na lại say mê tìm tòi, sáng tạo nên vật dụng, đồ dùng lồng ghép vào chương trình, tạo hứng thú cho học trò.

Sống ở vùng quê nhiều sông suối, cô giáo trẻ vô tình phát hiện ra những viên đá cuội với hình thù bắt mắt, ngộ nghĩnh. Từ đó, ý tưởng dùng đá cuội và tô thêm màu sắc khiến cô say mê hơn. Qua bàn tay khéo léo của mình, cô biến những viên đá khô lạnh, vô hồn trở nên bắt mắt, sinh động.

Tận dụng thời gian nghỉ cô gái trở về quê cùng cha lội suối để tìm, lựa từng viên sỏi, viên đá đem về rửa sạch phơi khô rồi cho vào từng hũ nhỏ dùng khi cần thiết. Để hoàn thành 1 bức tranh thì cần 1-2 ngày, có khi đến cả tuần liền vì không phải tìm được đá đã vẽ được mà tùy vào mỗi bức tranh và cảm xúc nữa.

Sau khi hình thành ý tưởng về chủ đề của bức tranh, Ly Na vẽ nền tranh trên giấy cứng và đính những viên đá, sỏi được tô vẽ lên trên bằng silicon. Ở khâu hoàn thiện, cô dùng một cây cọ hoặc bút dạ và màu acrylic để tô điểm, hoàn thiện cho bức tranh thêm phần lung linh, đẹp mắt.

Ly Na đã tạo nên những “bức tranh đá” với nhiều hình thù đặc biệt như cỏ cây, hoa lá đến các con vật ngộ nghĩnh đáng yêu. Việc này giúp những buổi học của cô trò thú vị, vui vẻ hơn. Từ niềm vui nơi lớp học, dần dà tranh làm từ đá của Na được nhiều người biết đến và đặt mua.

“Ban đầu, tôi làm vì đam mê chứ không nghĩ kiếm thu nhập từ việc này. Sau khi tặng những bức tranh cho bạn người thân và được chụp hình đăng Facebook, từ đó nhiều người thích thú và bắt đầu đặt tranh. Nội dung bức tranh là những câu chuyện tôi tích góp từ đời sống, sau đó thể hiện lên trên đá cuội” - Ly Na nói.

Thương mại hóa sản phẩm

Hiện nay, khi được thương mại hóa, khách hàng sẽ cung cấp nội dung và nhiệm vụ của Ly Na phải thể hiện đầy đủ trong bức tranh. Mỗi bức tranh, Ly Na thường bán với giá 200-500.000 đồng, tùy vào kích thước, mức độ phức tạp hoặc theo yêu cầu của khách.

“Để bức tranh có câu chuyện và có hồn, người làm phải đặt mình vào vị trí của nhân vật, thấu hiểu hoàn cảnh sau đó thể hiện lên tác phẩm”- Ly Na cho biết.

Vừa nói, Ly Na vừa tìm lại bức tranh cô bán cho một khách hàng với khung hình có 3 người nắm tay nhau. “Đây là tấm hình tôi tâm đắc nhất, bởi không đơn giản với khung cảnh ấm áp 3 người nắm tay nhau đi trên đường mà đây cả một ước mơ của nhân vật. Bạn tôi là người đồng tính và muốn có cuộc sống đơn giản, được mọi người thấu hiểu, sẻ chia” - cô giáo chia sẻ.


 

 Cô giáo Ly Na viết nên chuyện từ những viên đá vô tri. Ảnh: Thanh Chung
Cô giáo Ly Na viết nên chuyện từ những viên đá vô tri. Ảnh: Thanh Chung



Với mỗi tác phẩm, Ly Na đều tỉ mẩn, cẩn thận chọn từng viên đá, màu sắc sao cho sản phẩm phải bắt mắt và không có một lỗi. Đá trong tự nhiên, mỗi viên mỗi hình dáng, kích thước khác nhau. Vì thế, tranh của Na vừa ngộ nghĩnh, xinh xắn và mới lạ, riêng biệt. Mỗi bức tranh ra đời, là niềm vui, đam mê của cô được tiếp nối.

https://laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/thoi-hon-vao-da-cuoi-808875.ldo

Theo Thanh Chung (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.