Thiếu đồng bộ trong thi công lát đá vỉa hè

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- 1. Hơn 1 năm trước, tuyến đường mà gia đình bạn tôi đang sinh sống được Nhà nước đầu tư kinh phí để mở rộng, nâng cấp. Người dân sinh sống dọc hai bên đường rất phấn khởi. Nhiều hộ đã tự nguyện hiến đất, tháo dỡ tường rào, vật kiến trúc để nhanh chóng bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.

Quá trình thi công ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt lẫn hoạt động kinh doanh của các hộ dân. Tuy nhiên, để tạo ra diện mạo mới cho tuyến phố và vì sự phát triển đô thị, vì lợi ích chung của cộng đồng nên tất cả hộ dân đều đồng thuận, nhất trí. Chỉ có điều, đường hoàn thành, bó vỉa hè cũng đã xong nhưng đất đá vẫn còn ngổn ngang. Thời gian đầu, các hộ dân chủ động san ủi và tìm cách khắc phục bụi bẩn, ô nhiễm, chờ công đoạn lát đá vỉa hè. Nhưng gần 1 năm trôi qua, vỉa hè vẫn nguyên hiện trạng. Nhiều gia đình vì không chịu được cảnh trước nhà nhếch nhác với nắng bụi, mưa lầy nên tự mua vật liệu về láng nền cho sạch sẽ. Và khi các hộ dân cơ bản hoàn thành vỉa hè trước nhà mình, cuộc sống cũng dần ổn định thì chính quyền địa phương lại vận động đóng góp kinh phí để lát đá vỉa hè.

Sẽ không có gì để phàn nàn nếu ngay sau khi tuyến đường được nâng cấp, địa phương tiến hành lát đá vỉa hè dọc hai bên đường. Đằng này, thời gian chờ đợi kéo dài, khi người dân đã tốn công, tốn tiền láng xi măng đoạn vỉa hè trước nhà thì máy móc lại đào xới, thi công. Người dân thêm một lần tốn kém tiền bạc, công sức; thêm một lần phải chịu đựng ô nhiễm từ tiếng ồn máy móc, phương tiện cơ giới rồi bụi bặm, đất đá; việc kinh doanh buôn bán cũng bị ngưng trệ.

2. Ngoài việc chậm triển khai, thiếu đồng bộ trong thi công lát đá vỉa hè thì vẫn còn một thực trạng khác liên quan đến vỉa hè đáng để luận bàn. Đó là việc người dân tự ý tác động vào bó vỉa hè, cải tạo vỉa hè trái phép; đổ bê tông làm bục bệ, cầu dẫn từ lòng đường lên vỉa hè phục vụ mục đích kinh doanh, buôn bán và thuận tiện cho xe lên xuống. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy tại các tuyến đường nội thị Pleiku và nhiều tuyến đường ở trung tâm các huyện, thị xã trong tỉnh. Các bục bệ, cầu dẫn bằng bê tông đoạn dài, đoạn ngắn lộn xộn, xấu xí lấn chiếm lòng đường; thậm chí san lấp hệ thống tiêu thoát nước, gây nên tình trạng ứ đọng nước. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến kết cấu lòng đường, vỉa hè, cảnh quan đô thị, vệ sinh môi trường mà còn vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ.

Điều 36 Luật Giao thông đường bộ quy định: Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông và không được thực hiện các hành vi: đổ rác hoặc phế thải không đúng nơi quy định; xây, đặt bục, bệ trái phép trên đường. Tại Điều 15 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Theo đó, phạt tiền 3-5 triệu đồng đối với cá nhân và 6-10 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm trong đó có tự ý đập phá, tháo dỡ bó vỉa hè hoặc sửa chữa, cải tạo vỉa hè trái phép.

Để vỉa hè, lòng đường luôn thông thoáng, giao thông thông suốt và các tuyến phố sáng-xanh-sạch-đẹp-an toàn, thiết nghĩ cấp ủy, chính quyền các cấp cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động; thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở và xử lý nghiêm đối với các trường hợp cố ý vi phạm để răn đe.

Có thể bạn quan tâm

Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: TẦM NHÌN MỚI, CƠ HỘI MỚI, GIÁ TRỊ MỚI

E-magazineQuy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: TẦM NHÌN MỚI, CƠ HỘI MỚI, GIÁ TRỊ MỚI

VỚI TẦM NHÌN DÀI HẠN NHẰM PHÁT HUY HIỆU QUẢ CÁC LỢI THẾ CỦA TỈNH, QUY HOẠCH LÀ CĂN CỨ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ BÌNH PHƯỚC SẮP XẾP, BỐ TRÍ HIỆU QUẢ CÁC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN, HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ, KẾT CẤU HẠ TẦNG, PHÂN BỔ ĐẤT ĐAI…

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa thống nhất không ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 137 Luật Đất đai năm 2024 đối với 4 loại giấy tờ do UBND TP. Pleiku và Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh thành phố đề xuất.

Kẹt xe kéo dài gần 20 km tại đèo An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Kẹt xe kéo dài gần 20km trên quốc lộ 19 tại đèo An Khê

(GLO)- Ngày 12-12, tại đèo An Khê nối tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, hàng trăm chiếc ô tô con, xe khách, xe tải, container bị mắc kẹt kéo dài gần 20 km nhiều giờ liền. Nguyên nhân giữa đèo có hố nước sâu khiến các phương tiện không thể lưu thông qua lại.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.