Thị trường bất động sản ở Gia Lai vẫn trầm lắng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Mặc dù số lượng bất động sản rao bán nhiều, mặt bằng chung về giá có xu hướng giảm nhưng tình hình giao dịch trên thị trường Gia Lai vẫn tiếp tục trầm lắng.

Bước vào năm 2024, thị trường bất động sản tại Gia Lai ghi nhận nguồn cung dồi dào, mặt bằng giá giảm rõ rệt so với thời điểm năm 2022. Tuy nhiên, trạng thái giao dịch vẫn tiếp tục trầm lắng, số lượng và giá trị giao dịch có xu hướng giảm.

Ông Trần Quang Thái-một người môi giới bất động sản tại TP. Pleiku-cho biết: “Từ đầu năm đến nay, nhu cầu bán nhà, đất tăng mạnh. Một số nhà đầu tư có nhu cầu thoát hàng để giảm áp lực vốn vay ngân hàng, một số người mong muốn bán nhanh để giải quyết công việc nên chấp nhận giảm so với giá niêm yết.

Tuy nhiên, một số khách hàng vẫn đang cân nhắc chờ giá giảm sâu hơn mới chốt mua”.

Mặc dù thị trường bất động sản có xu hướng giảm về giá song vẫn chưa đủ lực kích cầu giao dịch tăng trưởng trở lại. Ảnh: Đức Thụy

Mặc dù thị trường bất động sản có xu hướng giảm về giá song vẫn chưa đủ lực kích cầu giao dịch tăng trưởng trở lại. Ảnh: Đức Thụy

So với thời điểm năm 2022, giá bất động sản hiện đã giảm khoảng 30% tùy vào vị trí, khu vực. Ông Lê Thanh Quang-Trưởng Văn phòng Công chứng Lê Quang (tổ 5, thị trấn Đak Đoa) thông tin: “Hiện nay, tình hình giao dịch liên quan đến bất động sản đang khá trầm lắng. Các hồ sơ liên quan đến bất động sản chủ yếu là ủy quyền, làm thủ tục chỉnh lý bổ sung hồ sơ thế chấp vay vốn ngân hàng, đa phần là hồ sơ cũ.

Ngoài các yếu tố về tình hình kinh tế, thị trường thì một bộ phận người dân có tâm lý chờ cho hết tháng Giêng mới bắt đầu các giao dịch quan trọng về nhà đất”.

Lũy kế 2 tháng đầu năm 2024, số thu tiền sử dụng đất toàn tỉnh được 192 tỷ đồng, bằng 175% so với cùng kỳ năm ngoái. Tại địa bàn TP. Pleiku, số thu tiền sử dụng đất phát sinh từ hồ sơ lẻ trong dân, chủ yếu là hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất, hợp thức hóa quyền sử dụng đất. Trong tháng 1, số thu tiền sử dụng đất là 47,3 tỷ đồng, tháng 2 là 21,03 tỷ đồng, giảm so với tháng trước do nghỉ Tết Nguyên đán.

Ông Trần Phan Quốc Chương-Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế TP. Pleiku-cho rằng: “Nếu xét về tổng thể thì số thu tiền sử dụng đất từ các hồ sơ lẻ trong dân có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Từ tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính về thuế phần nào cho thấy, thị trường bất động sản vẫn đang trầm lắng trong 2 tháng đầu năm”.

Theo đánh giá của các nhà đầu tư và doanh nghiệp môi giới bất động sản, vào thời điểm này, mặt bằng giá hợp lý để đầu tư hoặc có nhu cầu sở hữu thực sự. Ông Nguyễn Ngọc Thủy-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thương mại-Dịch vụ bất động sản BBK (phường Hội Thương, TP. Pleiku) chia sẻ: “Mặc dù thị trường đang trầm lắng nhưng một số vị trí, khu vực bất động sản vẫn có khả năng thanh khoản, giao dịch nhỏ lẻ vẫn phát sinh đối với khách hàng có nhu cầu thực sự và có khả năng tài chính. Đây cũng là tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản trong năm 2024”.

Cũng theo ông Thủy, hiện nay, một số yếu tố ảnh hưởng tích cực đến thị trường bất động sản như các ngân hàng thương mại tiếp tục hạ lãi suất cho vay, triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân, một số ngân hàng có chính sách liên kết hỗ trợ cho vay 3 bên đối với khách hàng có nhu cầu sở hữu nhà ở...

Có thể bạn quan tâm

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.