Thị trường bất động sản nhà ở kỳ vọng tăng trưởng nhờ chính sách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Cùng với một loạt chính sách mới ban hành, giới phân tích đánh giá đây sẽ là động lực phát triển thị trường bất động sản, khơi thông dòng vốn cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp bất động sản nhà ở.
Phường Xuân Tảo (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có hơn 30 khu chung cư. Ảnh: Minh Nghĩa/TTXVN

Phường Xuân Tảo (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có hơn 30 khu chung cư. Ảnh: Minh Nghĩa/TTXVN

Dự báo nhu cầu về nhà ở giai đoạn 2021-2030 sẽ tiếp tục gia tăng, đặc biệt tại khu vực đô thị.

Cùng với một loạt chính sách mới ban hành, giới phân tích đánh giá đây sẽ là động lực phát triển thị trường bất động sản, khơi thông dòng vốn cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp bất động sản nhà ở trong thời gian tới.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tỷ lệ dân số đô thị hiện khoảng 40% và sẽ tăng lên khoảng 45% vào năm 2030.

Với tốc độ tăng dân số và nhu cầu nhà ở hiện tại, mỗi năm phải tăng thêm khoảng 70 triệu m2 nhà ở đô thị.

Dù năm 2023, thị trường bất động sản toàn cầu được dự báo sẽ diễn biến chậm lại, thị trường Việt Nam cũng khó tránh khỏi những tác động.

Song, về phía Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở bình dân sẽ tăng trưởng bởi dư địa phát triển đô thị vẫn đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Trên thị trường, một số chủ đầu tư như Vinhomes đã có kế hoạch triển khai 500.000 căn trong 5 năm tới. Him Lam, Hưng Thịnh cũng có kế hoạch phát triển phân khúc này trong thời gian tới.

Trong bối cảnh chênh lệch cung cầu khi nguồn cung căn hộ bình dân chiếm chưa tới 2% tổng nguồn cung căn hộ mới tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, chuyên viên Nguyễn Thị Cẩm Tú, Công ty Chứng khoán Vndirect, đánh giá phân khúc nhà ở xã hội có thể phục hồi nhờ nguồn cung này và sự hỗ trợ từ chính sách mới của Chính phủ.

Hiện Chính phủ đã thông qua Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững (Nghị quyết số 33).

Năm 2023, phấn đấu diện tích bình quân nhà ở toàn quốc đạt 26m2 sàn/người. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN

Năm 2023, phấn đấu diện tích bình quân nhà ở toàn quốc đạt 26m2 sàn/người. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN

Cùng với đó, Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP ngày 5/3/2023 nhằm sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế (Nghị định số 08).

Dù vậy, theo nhóm nghiên cứu của Vndirect, Nghị định số 08 và Nghị quyết số 33 có thể giúp xoa dịu áp lực thanh khoản trong ngắn hạn.

Các vấn đề cốt lõi của thị trường bất động sản như tháo gỡ pháp lý, khơi thông dòng vốn, khôi phục niềm tin người mua nhà vẫn còn đang bỏ ngỏ về chính sách.

Theo quan sát của Vndirect, nhiều dự án đang đình trệ, chậm tiến độ thi công so với kế hoạch do gặp vấn đề thanh khoản. Điều này có thể làm tình hình trở nên mất kiểm soát hơn khi người mua nhà lo ngại và dừng trả nợ vay mua nhà.

Nhóm nghiên cứu này kỳ vọng sẽ có thêm chính sách hỗ trợ, khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản trong 3-6 tháng tới, đặc biệt đảm bảo ưu tiên những dự án đang xây dựng dở dang để có thể bàn giao kịp thời đến khách hàng.

Thực tế, doanh nghiệp bất động sản đang đối mặt áp lực thanh khoản khi bước vào giai đoạn cao điểm của trái phiếu đáo hạn.

Theo thống kê của Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA), tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp bất động sản đáo hạn trong 2 năm 2023-2024 rất lớn, khoảng 230.000 tỷ đồng; trong đó, năm 2023 khoảng 119.000 tỷ đồng, năm 2024 khoảng 111.000 tỷ đồng.

Dù vậy, "Nghị định số 08 sẽ tác động rất tích cực và hiệu quả đến việc xử lý 119.000 tỷ đồng trái phiếu đến hạn trong năm 2023," Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu nhận định.

Bằng chứng cho thấy riêng tháng 3 năm nay, phát hành trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận sôi động trở lại.

Tính đến ngày công bố thông tin 17/3, trái phiếu bất động sản là nhóm ngành có giá trị phát hành lớn nhất, với hơn 7.000 tỷ đồng, chiếm 59% tổng khối lượng phát hành.

Giới phân tích nhận định một loạt văn bản ban hành đã mở ra hành lang pháp lý để doanh nghiệp đang gặp khó có thể tiếp cận được dòng vốn, từ đây tái cơ cấu và khôi phục lại hoạt động.

Doanh nghiệp được giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ, dự án đáp ứng nhu cầu thực, thanh khoản tốt được tạo điều kiện vay vốn... từ đó từng bước tháo gỡ điểm nghẽn của thị trường bất động sản.

Riêng đối với bất động nhà ở, Chính phủ đã cam kết xây dựng hơn 1 triệu căn nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân tới năm 2030, để đáp ứng nhu cầu cho các hộ gia đình có thu nhập trung bình và thấp.

Động thái này tạo động lực tăng trưởng cho các doanh nghiệp, đặc biệt có sẵn quỹ đất phù hợp đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội.

Cũng trên cơ sở này, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Agribank (AGR) khuyến nghị nhà đầu tư nên theo dõi xác định đáy lợi nhuận để tiến hành giải ngân đầu tư đối với nhóm ngành bất động sản.

Đóng cửa phiên giao dịch sáng 30/3, cổ phiếu VHM của Công ty Vinhomes có giá 49.700 đồng, NVL của Tập đoàn Đầu tư địa ốc No Va có giá 12.750 đồng, DIG của Tổng Công ty Đầu tư phát triển xây dựng có giá 13.150 đồng.

Link bài gốc: https://www.vietnamplus.vn/thi-truong-bat-dong-san-nha-o-ky-vong-tang-truong-nho-chinh-sach/854707.vnp

Có thể bạn quan tâm

Làm cao tốc, thế nào là chuẩn?

Làm cao tốc, thế nào là chuẩn?

Cao tốc không có làn dừng, không có trạm nghỉ, chỉ có 2 làn xe, tốc độ thấp... là những tồn tại dẫn đến rủi ro của hệ thống cao tốc hiện nay. Chính vì thế, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GTVT phải báo cáo kế hoạch xây dựng chuẩn cao tốc ngay trong tháng 11 này.
Nghiên cứu, đầu tư xây dựng Tuyến cao tốc Quảng Ngãi-Kon Tum

Nghiên cứu, đầu tư xây dựng Tuyến cao tốc Quảng Ngãi-Kon Tum

(GLO)- Ngày 22-11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 1456/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, nghiên cứu, đầu tư xây dựng Tuyến cao tốc Quảng Ngãi-Kon Tum khi được bổ sung vào Quy hoạch mạng lưới đường bộ quốc gia, đảm bảo về điều kiện bố trí nguồn lực và quy định hiện hành, nhằm tăng tính kết nối giữa tỉnh Quảng Ngãi với tỉnh Kon Tum nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Khắc phục điểm sạt lở tại đèo Kon Pne

Khắc phục điểm sạt lở tại đèo Kon Pne

(GLO)- Ngày 20-11, ông Dương Quốc Điệp-Chủ tịch UBND xã Kon Pne (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) cho biết: Sau những cơn mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày qua, khoảng 5 giờ ngày 20-11, tại đèo Kon Pne có một điểm bị sạt lở nghiêm trọng. Tại hiện trường, khoảng 100 m³ đất, đá nằm ngổn ngang trên đường khiến phương tiện giao thông không thể qua lại khu vực này.
Bất động sản 2024 sẽ ra sao?

Bất động sản 2024 sẽ ra sao?

Dù thị trường bất động sản vẫn còn rất khó khăn nhưng hoàn toàn có căn cứ để khẳng định chắc chắn về triển vọng phục hồi trở lại từ nửa cuối năm 2024 trở đi và tiếp tục tăng trưởng theo định hướng phát triển an toàn, bền vững.
Cấp sổ hồng cho đất mua bán giấy tay

Cấp sổ hồng cho đất mua bán giấy tay

Sở TN-MT TP.HCM mới có văn bản hướng dẫn UBND các quận, huyện, TP.Thủ Đức và Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM về việc cấp giấy chứng nhận (sổ hồng) cho các hồ sơ tự ý tách thửa, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền bằng giấy tay (còn gọi là mua bán giấy tay).
Xây dựng Thủy Nguyên trở thành đô thị văn minh, hướng tới thành phố quốc tế, thành phố sinh thái thông minh

Xây dựng Thủy Nguyên trở thành đô thị văn minh, hướng tới thành phố quốc tế, thành phố sinh thái thông minh

(GLO)- Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1388/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị mới Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng đến năm 2045. Cụ thể, xây dựng Thủy Nguyên trở thành một đô thị văn minh, hiện đại, hướng tới thành phố quốc tế, thành phố sinh thái thông minh; phát huy hiệu quả các giá trị lịch sử, cảnh quan, môi trường, văn hóa; đảm bảo quốc phòng, an ninh, thích ứng biến đổi khí hậu.

Sông suối, công trình thủy lợi ở Tây Nguyên: Ngày càng sạt lở nghiêm trọng

Sông suối, công trình thủy lợi ở Tây Nguyên: Ngày càng sạt lở nghiêm trọng

Nhiều năm trở lại đây, sông Krông Nô (chảy qua huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) bị sạt lở nghiêm trọng. Nhiều diện tích hoa màu, công trình giao thông, thủy lợi... đã bị con sông 'nuốt chửng'. Tình trạng sạt lở bờ sông hiện đang diễn biến phức tạp và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Trong khi đó, tại Kon Tum, đập thủy lợi bị vỡ 5 tháng nay nhưng vẫn chưa được khắc phục, khiến người dân không có nước tưới, ruộng đồng bỏ hoang.