Mua nhà ở xã hội việc gì phải chứng minh thường trú, tạm trú

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Xây dựng đề xuất bỏ quy định người dân muốn mua nhà xã hội phải có đăng ký thường trú hoặc tạm trú từ một năm trở lên tại địa phương nơi có công trình, đó là nội dung quan trọng trong dự thảo nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm phát triển nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân khu công nghiệp Bộ Xây dựng đang soạn thảo.

Theo Luật Nhà ở năm 2014, người muốn mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội phải đáp ứng ba điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập. Trong đó, những người này bắt buộc có đăng ký thường trú tại địa phương nơi có nhà ở xã hội; nếu không thì phải có tạm trú từ một năm trở lên.

Bộ Xây dựng cho rằng, quy định về điều kiện cư trú như luật hiện hành “đã không còn phù hợp trong tình hình mới, phát sinh thủ tục không cần thiết” khi mua nhà ở xã hội.

Hoan hô Bộ Xây dựng đã có đề xuất đúng đắn, loại bỏ ngay những quy định theo kiểu “giấy phép con”. Cuốn sổ hộ khẩu đã bị loại trừ khỏi đời sống, dần dà cũng loại trừ bớt những ràng buộc về thường trú, tạm trú trong các thủ tục hành chính.

Để mua được nhà ở xã hội, chỉ cần hai quy định là đủ. Một là người mua chưa có nhà, hai là đối tượng nghèo.

Đối với người dân nghèo có nhu cầu mua nhà ở xã hội, khi họ đang làm việc, sinh sống ở đâu thì họ mới có nhu cầu mua nhà ở đó. Không ai từ địa phương này đến một địa phương khác để “đầu cơ” nhà ở xã hội. Bởi vì, điều kiện mua nhà ở xã hội là người chưa có nhà và mỗi hộ gia đình, cá nhân chỉ được giải quyết hỗ trợ nhà ở xã hội một lần theo quy định tại Điều 52 Luật Nhà ở 2014.

Ngoài ra, Khoản 4 Điều 62 Luật Nhà ở 2014 quy định bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 5 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở. Và cho dù họ ở nơi khác đến, mà là người nghèo chưa sở hữu căn nhà nào, thì cũng chẳng sao vì thêm một người nghèo có nhà để ở.

Do đó, không việc gì phải quy định thêm điều kiện thường trú, tạm trú tại nơi mà đối tượng nghèo được mua nhà ở xã hội.

Người dân rất mong đề xuất của Bộ Xây dựng được chấp thuận, thông qua để đưa vào dự thảo. Đây cũng là tiền đề để xóa bỏ dần các quy định hành chính không cần thiết khi áp dụng trong các mối quan hệ nhà nước - công dân.

Có thể bạn quan tâm

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

Thuế tiêu thụ đặc biệt được "định nghĩa" rất rõ, là áp cho một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ (như rượu, tàu bay, du thuyền…) nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Trong khi đó, có đánh thuế bao nhiêu thì người dân vẫn phải mua xăng để chạy xe.

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế của các doanh nghiệp đặt ra nhiều suy ngẫm cho chúng ta trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang quyết liệt cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, công bằng trong kỷ nguyên mới.

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).