Thêm Thanh Hóa, Đắk Lắk đồng ý nối lại các chuyến bay nội địa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đến chiều 5-10, đã có 11 tỉnh, thành có sân bay phản hồi về kế hoạch mở lại các đường bay nội địa, trong đó 8 địa phương cơ bản đồng ý.
Sáng nay 5-10, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có công văn gửi Cục Hàng không Việt Nam (Cục Hàng không) cho biết ủng hộ kế hoạch mở lại chuyến bay nội địa thường lệ kết nối với Thanh Hóa.
Chiều cùng ngày, UBND tỉnh Đắk Lắk cũng đã có công văn gửi Cục Hàng không về kế hoạch khai thác các đường bay nội địa thường lệ. Theo đó, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh và tình hình các công dân từ các tỉnh thành khu vực phía Nam di chuyển về địa phương số lượng ngày càng lớn như hiện nay, để đảm bảo công tác phòng chống dịch, tạm thời chưa thống nhất hoạt động lại đường bay Đắk Lắk - TP HCM và ngược lại, các tuyến còn lại hoạt động tối đa 50% số chuyến theo đề xuất của Cục Hàng không Việt Nam
Đây là địa phương thứ 10, 11 trong tổng số 20 tỉnh, thành phố có sân bay được lấy ý kiến phản hồi về đề nghị góp ý kế hoạch mở lại đường bay nội địa trong giai đoạn 1 của Cục Hàng không.
Trong số này, các tỉnh Điện Biên, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Định, Thanh Hoá hoàn toàn thống nhất với kế hoạch.
Tỉnh Nghệ An trước mắt chỉ thống nhất đối với các chuyến bay từ Nghệ An đi/đến Hà Nội, TP HCM với tần suất 2 chuyến/tuần.
TP HCM cơ bản thống nhất tần suất khai thác như kế hoạch. Riêng đối với đường bay TP HCM - Hà Nội, UBND TP HCM đề nghị tổ chức một số chuyến bay khứ hồi trong tuần, để giải quyết một phần nhu cầu đi lại cấp thiết giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Hai địa phương là Hải Phòng, Gia Lai đề nghị tạm thời chưa khai thác đường bay đến các địa phương này. Trong đó, Gia Lai đề nghị tạm thời chưa khai thác đường bay chở khách đi/đến Gia Lai cho đến sau ngày 15-10-2021.
Riêng UBND TP Hà Nội đề nghị Cục Hàng không báo cáo Bộ GTVT về kế hoạch khai thác đi/đến Hà Nội trong giai đoạn dịch bệnh để lấy ý kiến TP Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận.
Hà Nội cũng đề nghị làm rõ tiêu chí hành khách được bay: Khách thuộc vùng xanh; khách vùng 3, 4 cần có sự cho phép của địa phương đi và đến; tạm thời chưa di chuyển người dân các địa phương TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An tới các địa phương khác.
Hà Nội cũng đề nghị làm rõ phương án bố trí phương tiện đưa đón hành khách đi/đến Nội Bài với các địa phương có khách đi/đến, đảm bảo khách được địa phương tiếp nhận. Làm rõ cơ chế phối hợp y tế các địa phương để đảm bảo hành khách đi máy bay thuộc nhóm đối tượng thực hiện cách ly và biện pháp cách ly cụ thể.
Hà Nội đề nghị Cục Hàng không chỉ tổ chức khai thác đường bay nội địa đi/đến Nội Bài sau khi đã báo cáo Bộ GTVT, Bộ Y tế và được sự thống nhất bằng văn bản với UBND TP Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận.
Trước đó, ngày 1-10, Cục Hàng không đã xây dựng dự thảo Kế hoạch tổ chức khai thác các đường bay nội địa trong nước giai đoạn 1 dự kiến áp dụng từ ngày 5-10-2021 và lấy ý kiến UBND TP Hà Nội, TP HCM và các tỉnh, thành có cảng hàng không, sân bay trước khi triển khai cấp phép hoạt động trở lại.
Cục Hàng không đề xuất mở lại các đường bay đi và đến các địa phương gồm: TP HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Nghệ An, Điện Biên, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Nam, Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Phú Yên, Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, Kiên Giang, Cà Mau.
Tổng số các đường bay nội địa dự kiến khôi phục lại là 385 chuyến bay khứ hồi/ngày.
Dương Ngọc (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tại Quyết định này, UBND tỉnh công bố 15 thủ tục hành chính mới và 22 thủ tục bãi bỏ trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh.

Công bố 15 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực hoạt động xây dựng

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 40/QĐ-UBND công bố 15 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 22 thủ tục trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, Sở Giao thông-Vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.