Thanh tra lô "đất vàng" tại Dự án mở rộng khu trung tâm hành chính và đô thị sinh thái phía Đông thị trấn Chư Sê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bí thư Huyện ủy Chư Sê (tỉnh Gia Lai) Nguyễn Hồng Hà vừa xác nhận với phóng viên Báo Giao Thông về việc giao Thanh tra huyện tiến hành thanh tra dấu hiệu bất thường về lô “đất vàng” tại Dự án mở rộng khu trung tâm hành chính và khu đô thị sinh thái phía Đông thị trấn Chư Sê.
Theo đó, hộ ông Bùi Chính (thôn Tân Lập, thị trấn Chư Sê) được huyện cho giữ lại thửa đất rộng hơn 7.120 m2, có vị trí 4 mặt tiền nằm ngay trong khu quy hoạch với địa thế rất đẹp, các tuyến đường đều được thảm nhựa. Hiện ông Chính đã xây tường bao kiên cố xung quanh khu đất. Việc này khiến những hộ dân bị ảnh hưởng phải thực hiện di dời cảm thấy rất bức xúc và nhiều lần kiến nghị, khiếu nại. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã giao lại vụ việc cho huyện tiến hành kiểm tra. 
Theo các giấy tờ liên quan, ông Chính đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước năm 2007 với diện tích 15.812 m2 đất trồng cây lâu năm. Trong quá trình thực hiện dự án, ông Chính chỉ chấp nhận để huyện thu hồi 8.691,6 m2, còn lại 7.120,4 m2 ông Chính không đồng ý nên huyện chưa thể bồi thường để giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, hiện lô đất 7.120,4 m2 của ông Chính đã được quy hoạch đất ở.
Lô đất của hộ dân có vị trí đắc địa. Ảnh: baogiaothong.vn
Lô đất của hộ dân có vị trí đắc địa. Ảnh: baogiaothong.vn
“Đáng chú ý, phần diện tích 562,7 m2 đất hiện trạng là kênh mương thủy lợi nằm giữa lô đất của gia đình ông Bùi Chính cũng được huyện Chư Sê giao luôn cho gia đình ông để... “thuận tiện trong công tác quản lý và sử dụng”-Báo Giao Thông nêu. 
Bí thư Huyện ủy Nguyễn Hồng Hà cho hay: “Trước đây, khi triển khai dự án, UBND huyện không báo cáo Thường trực Huyện ủy nhiều nội dung liên quan đến việc quy hoạch dự án và thay đổi quy hoạch trong quá trình triển khai. Cái này UBND huyện tự làm, tự quyết định nên phải kiểm tra lại”.
PHƯƠNG VI (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Ghi trên đường 14

Ghi trên đường 14

(GLO)- Từ hạ tuần tháng 4, những cơn mưa đầu mùa đã làm dịu đi cái nắng nóng cực điểm của mùa khô Tây Nguyên. Những cánh rừng khộp thôi lá đỏ, thay vào đó là màu xanh biếc vĩnh cửu của đại ngàn.

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.