Thành phố thông minh: 5 điều để thành công

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thách thức của chúng ta hiện nay vẫn là làm thế nào để hiện thực hóa một môi trường đô thị lành mạnh, có thể đáp ứng các nhu cầu của thế giới hiện đại. Đây là một thách thức toàn cầu và cũng là thách thức đối với đất nước Việt Nam.
Trung tâm hành chính của tỉnh đặt tại thành phố mới Bình Dương - Ảnh: NAM TRẦN
Trung tâm hành chính của tỉnh đặt tại thành phố mới Bình Dương
Vì vậy, vấn đề cấp bách đối với Việt Nam là làm thế nào để xây dựng một môi trường thực sự bền vững theo ý nghĩa rộng nhất của nó để phục vụ cho 3 đối tượng: Con người, Hành tinh và Lợi nhuận.
Chúng ta thường nghe thấy từ thành phố thông minh (TPTM) và tất cả những gì mà mọi người liên tưởng đến là ứng dụng công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, những gì chúng ta cần ở đây không chỉ là những tiện ích công nghệ thông tin mới nhất.
TPTM là môi trường đô thị nơi các quy trình được kết nối một cách thông minh với sự tham gia của các bên liên quan và sử dụng cách tiếp cận đa lĩnh vực.
Tất nhiên là bạn cần sử dụng các ứng dụng phần mềm, hạ tầng cơ sở và mạng lưới phù hợp. Nhưng để quyết định được điều gì là phù hợp, bạn cần trao đổi thông tin và cần xem xét các vấn đề từ những khía cạnh khác nhau để tạo ra một phương án tổng thể phù hợp nhất.
 
Nienke Trooster (Đại sứ Vương quốc Hà Lan tại VN)
Nienke Trooster (Đại sứ Vương quốc Hà Lan tại VN)
Một trong những lợi thế của Bình Dương để trở thành một TPTM là thành phố vẫn đang trong quá trình phát triển, và vì vậy việc ứng dụng các công nghệ thông minh sẽ ít thách thức và tốn kém hơn so với các môi trường đô thị đã phát triển.
Tài liệu chiến lược của Bình Dương có tên gọi Bình Dương Navigator 2021 đã rất sáng suốt khi nhìn nhận hai yếu tố chính để đảm bảo bao gồm những khía cạnh này, đó là vai trò lãnh đạo và sự hợp tác.
Chúng tôi xác định 5 điều kiện tiên quyết để có thể thành công:
1. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số an toàn và được chuẩn hóa
2. Mối quan hệ đối tác công tư linh hoạt và hiệu quả.
3. Các mô hình quản trị mới, tích hợp và hợp tác với người dân
4. Giáo dục và việc làm nhằm thúc đẩy đổi mới đô thị
5. Hợp tác trong khu vực, trong đó các thành phố hoạt động như một mạng lưới.
NIENKE TROOSTER (Đại sứ Vương quốc Hà Lan tại VN)
Theo TTO

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Yêu cầu các địa phương thường xuyên rà soát đối tượng, nhu cầu vay vốn nhà ở xã hội

Gia Lai: Yêu cầu các địa phương thường xuyên rà soát đối tượng, nhu cầu vay vốn nhà ở xã hội

(GLO)- Ngày 28-3, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Công văn số 746/UBND-KTTH về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24-5-2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới gắn với hoạt động tín dụng chính sách.

Pleiku đối thoại với hộ dân thuộc diện thu hồi đất thuộc Dự án Đường hành lang kinh tế phía Đông

Pleiku đối thoại với hộ dân thuộc diện thu hồi đất thuộc Dự án Đường hành lang kinh tế phía Đông

(GLO)- Sáng 28-3, Ban Thực hiện cưỡng chế thu hồi đất của UBND TP. Pleiku đã tổ chức họp vận động, thuyết phục, đối thoại với hộ ông Thái Văn Kiệm (trú tại thôn Tiên Sơn 1, xã Biển Hồ) thuộc Dự án Đường hành lang kinh tế phía Đông (đường tránh Quốc lộ 19) tỉnh Gia Lai.

Đường Hai Bà Trưng (TP. Pleiku) được đầu tư nâng cấp ngày càng hiện đại và khang trang. Ảnh Minh Tiến

Pleiku khởi sắc từ hạ tầng giao thông

(GLO)-Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Gia Lai. 50 năm sau ngày giải phóng, phố núi đã khoác lên mình diện mạo mới của một đô thị trẻ giàu tiềm năng phát triển. Trong đó, đáng chú ý nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, hiện đại và khang trang.

 “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

“Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

(GLO)- Mô hình “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” do Đoàn phường Yên Thế (TP. Pleiku) triển khai tại chợ Yên Thế đã góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc giảm thiểu sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần khi đi chợ để bảo vệ môi trường.

Tổ thu gom rác thải thôn 1 (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) được thành lập từ tháng 10-2022, duy trì các hoạt động thu gom rác thải, góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: Văn Dư

Nông dân xử lý rác để giảm phát thải khí nhà kính

(GLO)- Sáng 24-3, tại Trung tâm Hội nghị Pleiku Palace (TP. Pleiku), Hội Nông dân tỉnh tiến hành hội thảo và tổng kết Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” tại Gia Lai.