Thành phố Huế có thể được mở rộng gấp 5 lần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tổng diện tích của thành phố Huế khi mở rộng sẽ trên 300 km2, gấp 5 lần hiện tại, để hướng đến xây dựng thành phố di sản trực thuộc trung ương.


Đề án quy hoạch mở rộng thành phố Huế đang được xây dựng, ngày 24/9, ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết.

 

 Thành phố Huế sẽ được mở rộng gấp 5 lần. Ảnh: Võ Thạnh
Thành phố Huế sẽ được mở rộng gấp 5 lần. Ảnh: Võ Thạnh



Theo đề án, phạm vi mở rộng thành phố Huế gồm diện tích thành phố hiện tại (70,67 km2), thêm một số xã của thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và huyện Phú Vang. Diện tích Huế khi đó sẽ trên 300 km2.

Chuẩn bị cho việc mở rộng thành phố Huế, nhiều năm qua tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung đầu tư, cơ sở hạ tầng về phía nam thành phố. Tỉnh lập khu đô thị mới An Vân Dương rộng hơn 1.700 ha thuộc xã Phú Thượng (huyện Phú Vang), xã Thủy Vân, phường Thủy Dương (thị xã Hương Thủy) và phường An Đông (Huế). Nhiều tuyến đường lớn được mở như Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt. Trung tâm hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đang được xây dựng trong khu đô thị mới An Vân Dương.

"Chủ trương mở rộng thành phố Huế đã có từ lâu. Tỉnh đang bàn bạc nên lấy địa phương nào vào thành phố, lấy toàn bộ hay là lấy một phần. Phương án quy hoạch thành phố vẫn chưa chốt. Tỉnh sẽ đưa quy hoạch ra thảo luận xem ý kiến của người dân như thế nào", ông Định nói.


 

Huế xác định sẽ xây dựng thành phố di sản xanh, sạch, sáng. Ảnh: Võ Thạnh
Huế xác định sẽ xây dựng thành phố di sản xanh, sạch, sáng. Ảnh: Võ Thạnh



Huế có nhiều di sản văn hóa song là một trong những thành phố có diện tích nhỏ nhất nước. Hạ tầng xã hội khu vực trung tâm của thành phố đang quá tải, hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị. Tỉnh muốn thành phố Huế có diện tích lớn hơn để tạo điều kiện phát triển về sau.

Năm 2014, tỉnh Thừa Thiên Huế từng tổ chức hội thảo lấy ý kiến nhà khoa học, nhà nghiên cứu về phương án tổ chức các đơn vị hành chính nếu Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương.

Võ Thạnh (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.