Thanh niên Ayun chủ động gây quỹ Đoàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhiều năm qua, Đoàn xã Ayun (huyện Chư Sê) đã tìm được lối đi riêng để giải quyết vấn đề kinh phí, qua đó từng bước đẩy mạnh hoạt động Đoàn tại địa phương.

Ayun là xã đặc biệt khó khăn của huyện Chư Sê. Xã có hơn 95% thanh niên là người dân tộc thiểu số nên việc nâng cao chất lượng hoạt động phong trào Đoàn gặp rất nhiều trở ngại. Tuy nhiên, nhiều năm qua, Đoàn xã Ayun được đánh giá là đơn vị có nhiều thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng hoạt động phong trào ở huyện Chư Sê.

 

Đoàn viên thanh niên xã Ayun, huyện Chư Sê trồng bắp để gây quỹ hoạt động. Ảnh: H.Đ.T
Đoàn viên thanh niên xã Ayun, huyện Chư Sê trồng bắp để gây quỹ hoạt động. Ảnh: H.Đ.T

Có được kết quả này phải nói đến cách gây quỹ để tổ chức cho các hoạt động Đoàn của Đoàn Thanh niên xã. Anh Đinh Nrối-Bí thư Đoàn xã Ayun, cho biết: Việc gây quỹ của Đoàn xã Ayun được bắt đầu cách đây gần 5 năm. Là địa phương có phong trào văn hóa, thể thao phát triển nhưng quỹ Đoàn thiếu đến nỗi không có tiền mua bóng cho thanh niên tập, sân bóng xuống cấp cũng không có kinh phí sửa chữa.

Vì thế, Đoàn xã đã đưa ra nhiều cách thức để gây quỹ như tổ chức cho thanh niên đi làm thuê theo thời vụ với các công việc như: hái cà phê, làm cỏ mì, phụ hồ… Nguồn quỹ này một phần được Đoàn xã phân cho các chi đoàn sử dụng để mua cồng chiêng. Đến nay, các chi đoàn trong xã đều có một bộ cồng chiêng để đoàn viên thanh niên thường xuyên tập luyện, giao lưu, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. Cũng từ nguồn quỹ này, các chi đoàn đã đầu tư làm sân bóng đá, bóng chuyền và mua lưới, bóng. Đến nay, các chi đoàn đã làm được 3 sân bóng chuyền và 2 sân bóng đá tại các làng với tổng kinh phí 50 triệu  đồng.

Những năm gần đây, mô hình gây quỹ từ rẫy mì có diện tích 1 ha của chi đoàn làng Kpaih được cho là hiệu quả nhất. Số tiền thu được từ rẫy mì, chi đoàn dùng tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao cho đoàn viên thanh niên. Không dừng lại ở đó, để sinh lợi thêm từ nguồn quỹ của mình, chi đoàn làng Kpaih đã mua một bộ karaoke lưu động để phục vụ thanh niên trong làng và cho các làng lân cận thuê với giá rẻ hơn rất nhiều so với thị trường. Cách làm trên của chi đoàn làng Kpaih đã nhận được sự ủng hộ tích cực của đoàn viên thanh niên trong làng. Đây cũng là động lực để hầu hết đoàn viên thanh niên tại đây hăng hái, nhiệt tình tham gia vào các hoạt động do chi đoàn phát động và tổ chức. Nhờ vậy, nhiều năm nay, chất lượng hoạt động của chi đoàn làng Kpaih cũng như Đoàn xã Ayun được nâng cao rõ rệt.

Cũng là mô hình mượn đất để sản xuất gây quỹ như chi đoàn làng Kpaih nhưng cách làm ở mỗi nơi lại mang một đặc trưng riêng. Đối với làng Hrung Rang 2, chi đoàn đã mượn 1 ha đất của xã để trồng đậu phộng. Hàng năm, diện tích đậu phộng này cho thu nhập 25-40 triệu đồng. Còn chi đoàn làng Hvăc mượn 1 ha đất của dân để trồng bắp, hàng năm cho thu nhập hơn 20 triệu đồng. Trong khi đó, chi đoàn làng Trưng đã khai hoang 1,5 ha đất của làng để trồng mì cao sản, mỗi năm cho thu nhập hơn 50 triệu đồng.

Có được nguồn quỹ, các chi đoàn dùng một phần để giúp đỡ đoàn viên thanh niên có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, nguồn quỹ này còn làm kinh phí cho nhiều hoạt động chung tại địa phương như tổ chức các lễ hội, các hoạt động văn hóa… Đặc biệt, nguồn quỹ này còn được dùng để mua cồng chiêng, từ đó đã góp phần bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Hiện nay, trên địa bàn xã Ayun có nhiều mô hình gây quỹ của Đoàn Thanh niên rất hiệu quả. Tùy vào đặc điểm của từng vùng mà mô hình gây quỹ được xây dựng một cách phù hợp. Đây là những cách làm sáng tạo, phần nào thể hiện được tính tích cực, chủ động của thanh niên trong việc tìm hướng đi để nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn, qua đó góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.

Hà Đức Thành

Có thể bạn quan tâm

Tổ chức hoạt động trải nghiệm hương vị Robusta Gia Lai

Tổ chức hoạt động trải nghiệm hương vị Robusta Gia Lai

(GLO)- Ngày 11-7, tại phường Pleiku (tỉnh Gia Lai), đơn vị chuyên đào tạo và kiểm định chất lượng cà phê Việt Nam Stone Village Lab cùng các đơn vị thuộc hệ sinh thái ngành cà phê Gia Lai tổ chức sự kiện “Xây dựng hương vị Robusta Gia Lai và lan tỏa những mẫu chế biến tốt lần 1-2025”.

Hè rộn rã tiếng cười

Hè rộn rã tiếng cười

(GLO)- Mùa hè năm nay, Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Gia Lai và Nhà Thiếu nhi Pleiku tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn, sôi nổi, được dẫn dắt bởi đội ngũ hướng dẫn viên trẻ đầy nhiệt huyết, mang lại những trải nghiệm đáng nhớ cho các em nhỏ.

Không gian xưa trong mắt người trẻ phố núi

Không gian xưa trong mắt người trẻ phố núi Pleiku

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, những góc quán xưa cũ, vật dụng nhuốm màu thời gian tưởng chừng chỉ còn trong ký ức lại đang trở thành điểm dừng chân thu hút người trẻ. Ở đó, họ không chỉ check-in mà còn tìm thấy cảm hứng sống, cảm hứng nghệ thuật và sự lắng đọng trong tâm hồn.

Tuổi trẻ Gia Lai thường trực hỗ trợ người dân những ngày đầu thực hiện chính quyền 2 cấp

Infographic Tuổi trẻ Gia Lai thường trực hỗ trợ người dân những ngày đầu thực hiện chính quyền 2 cấp

Với tinh thần “xã, phường mới - tinh thần mới”, lực lượng đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tỉnh Gia Lai đã thể hiện rõ sự năng động, chủ động và trách nhiệm trong công việc, luôn thường trực tại Trung tâm Phục vụ hành chính công và Bộ phận Một cửa cấp xã mới để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Anh Phạm Hồng Hiệp làm Bí thư Tỉnh Đoàn Gia Lai sau hợp nhất

Anh Phạm Hồng Hiệp làm Bí thư Tỉnh Đoàn Gia Lai sau hợp nhất

Anh Phạm Hồng Hiệp (SN 1989, quê huyện Phù Cát, Bình Định, nay là tỉnh Gia Lai), từng đảm nhận các chức vụ Trưởng ban Thanh thiếu nhi – Trường học Tỉnh Đoàn Bình Định; Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh Đoàn Bình Định; Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bình Định.

Trong 5 đảng viên vừa được Chi bộ Trường THPT Ya Ly tổ chức lễ kết nạp, có 3 đảng viên mới là học sinh. Ảnh: V.T

Tự hào đảng viên tuổi 18

(GLO)- Trở thành đảng viên khi vừa tròn 18 tuổi là niềm tự hào của nhiều bạn trẻ ở tỉnh Gia Lai, đây là minh chứng cho sự trưởng thành về nhận thức, bản lĩnh và lý tưởng sống. Vinh dự này đã trở thành động lực để các bạn trẻ nỗ lực hơn trong học tập, rèn luyện để cống hiến cho quê hương, đất nước.

Hội Nữ doanh nhân tỉnh: Tăng cường kết nối, lan tỏa giá trị nữ doanh nhân

Hội Nữ doanh nhân tỉnh: Tăng cường kết nối, lan tỏa giá trị nữ doanh nhân

(BĐ) - Chiều 29.6, Hội Nữ doanh nhân tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2025 và chương trình giao lưu, kết nối với Hội Nữ doanh nhân tỉnh Gia Lai. Tham dự Hội nghị có Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lê Bình Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Hải Giang, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lý Tiết Hạnh.
Trải nghiệm ý nghĩa cùng chiến dịch “Hoa phượng đỏ”

Trải nghiệm ý nghĩa cùng chiến dịch “Hoa phượng đỏ”

(GLO)-Kỳ nghỉ hè bắt đầu cũng là lúc các đoàn viên thanh niên Gia Lai háo hức tham gia chiến dịch “Hoa phượng đỏ”. Không chỉ là sân chơi bổ ích trong dịp hè, chiến dịch còn là cơ hội để ĐVTN thể hiện tinh thần xung kích tình nguyện, sống có trách nhiệm và trưởng thành từ những trải nghiệm thực tế.

Mang yêu thương về buôn làng

Mang yêu thương về buôn làng

(GLO)- Với tấm lòng yêu thương và chia sẻ, nhóm thiện nguyện “Kiên Giang chung một tấm lòng” đã lặn lội đến tận các buôn làng ở Gia Lai để trao tận tay những phần quà nghĩa tình cho người nghèo.

Chàng trai 9X ở Chư Sê khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi hươu sao

Chàng trai 9X ở Chư Sê khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi hươu sao

(GLO)- Từng có công việc ổn định ở nước ngoài, anh Đào Huy Phong (SN 1996, trú tại tổ 10, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về Chư Sê khởi nghiệp từ mô hình nuôi hươu sao. Quyết định táo bạo ấy giúp anh có thu nhập ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế mới trên quê hương.