Thái Bình: Bà nông dân trồng hoa lan rừng mà thành tỷ phú, có giò hoa lan quý hiếm giá 200 triệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Xuất phát từ sự đam mê với vẻ đẹp của các loại hoa phong lan, nhất là hoa lan rừng và sự nhanh nhạy khi nắm bắt nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, mà bà Vũ Thị Bẩy, xã Tân Lập, huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) đã phát triển kinh tế gia đình, làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương...

Bà Vũ Thị Bẩy đã phát triển kinh tế gia đình, làm giàu nhờ đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng hoa, cây cảnh, cụ thể là trồng hoa phong lan, hoa lan rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
 

Gia đình bà Vũ Thị Bẩy (xã Tân Lập, huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình), đã gây dựng được một vườn lan có tới 30 loài thuộc nhiều họ khác nhau như lan Phi Điệp, lan Đai Châu, lan Quế, lan Chồn…
Gia đình bà Vũ Thị Bẩy (xã Tân Lập, huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình), đã gây dựng được một vườn lan có tới 30 loài thuộc nhiều họ khác nhau như lan Phi Điệp, lan Đai Châu, lan Quế, lan Chồn…


Là người đầu tiên tại xã Tân Lập, huyện Vũ Thư, đưa giống hoa lan rừng về ươm trồng tại vườn nhà từ năm 2003, đến nay...

 

Bà Vũ Thị Bẩy - xã Tân Lập, huyện Vũ Thư: Hoa lan là niềm đam mê của riêng tôi, ban đầu để ngắm, sau đó là nhân rộng thành vườn ươm bán ra thị trường. Ban đầu việc ươm trồng phong lan gặp không ít khó khăn bởi lan là một loại hoa rất khó chăm sóc người trồng phải cẩn trọng tỷ mỷ. Khó khăn nữa là nhu cầu của khách hàng về hoa lan còn ít, nên việc tiếp cận thị trường cũng hạn hẹp.
Bà Vũ Thị Bẩy - xã Tân Lập, huyện Vũ Thư: Hoa lan là niềm đam mê của riêng tôi, ban đầu để ngắm, sau đó là nhân rộng thành vườn ươm bán ra thị trường. Ban đầu việc ươm trồng phong lan gặp không ít khó khăn bởi lan là một loại hoa rất khó chăm sóc người trồng phải cẩn trọng tỷ mỷ. Khó khăn nữa là nhu cầu của khách hàng về hoa lan còn ít, nên việc tiếp cận thị trường cũng hạn hẹp.
16 năm vừa trồng vừa học hỏi rút kinh nghiệm, cùng với việc đầu tư mạnh về kinh tế để du nhập giống hoa lan quý về trồng, bà Vũ Thị Bẩy còn học hỏi kiến thức về hoa lan, cùng phương pháp chăm sóc qua các mạng internet và thăm quan các mô hình trồng lan rừng trong và ngoài tỉnh Thái Bình.
16 năm vừa trồng vừa học hỏi rút kinh nghiệm, cùng với việc đầu tư mạnh về kinh tế để du nhập giống hoa lan quý về trồng, bà Vũ Thị Bẩy còn học hỏi kiến thức về hoa lan, cùng phương pháp chăm sóc qua các mạng internet và thăm quan các mô hình trồng lan rừng trong và ngoài tỉnh Thái Bình.


Theo bà Bẩy, muốn có cây hoa lan rừng khỏe, hoa ra đúng kỳ đẹp, cần áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong nuôi cấy và nhân giống lan bởi thời tiết của miền Bắc với 4 mùa rõ rệt sẽ tác động đến sinh trưởng và thời gian ra hoa của lan.
 

 Bà Vũ Thị Bẩy - xã Tân Lập, huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình): Chăm sóc hoa lan chú ý theo từng thời tiết của từng mùa trong năm, thời tiết mùa hè, mùa đông, mùa xuân có chế độ chăm sóc tưới nước, bón phân khác nhau, đặc biệt là vào mùa hè cần có quạt thông gió, đảm bảo hoa lan đủ độ thông thoáng, đủ độ ẩm vì lan ưa độ ẩm cao.
Bà Vũ Thị Bẩy - xã Tân Lập, huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình): Chăm sóc hoa lan chú ý theo từng thời tiết của từng mùa trong năm, thời tiết mùa hè, mùa đông, mùa xuân có chế độ chăm sóc tưới nước, bón phân khác nhau, đặc biệt là vào mùa hè cần có quạt thông gió, đảm bảo hoa lan đủ độ thông thoáng, đủ độ ẩm vì lan ưa độ ẩm cao.
Hiện nay, trong vườn ươm của bà Bẩy sở hữu hơn 2000 chậu lan các loại.
Hiện nay, trong vườn ươm của bà Bẩy sở hữu hơn 2000 chậu lan các loại.


Việc nắm rõ quy trình, kỹ thuật chăm sóc đã giúp gia đình bà Bẩy xây dựng 1 vườn lan quy mô, được khách hàng trong Nam, ngoài Bắc đều biết đến.

Hiện nay, trong vườn ươm của bà Bẩy sở hữu hơn 2000 chậu lan các loại.

Trung bình mỗi chậu được bán ra thị trường với giá thành nhỏ nhất từ 300 nghìn đồng  đến 1,5 triệu đồng/giò, thậm chí có giò lan, đặc biệt lên tới giá 200 triệu đồng. Vườn Lan đã mang lại thu nhập cho gia đình bà Vũ Thị Bẩy gần tỷ đồng mỗi năm.

 

Ông Trần Sách Tâm - Chủ tịch Hội nông dân xã Tân Lập, huyện Vũ Thư: Vườn hoa lan của gia đình nhà bà Bẩy là vườn lan quy mô và đẹp nhất ở Tân Lập hiện nay.
Ông Trần Sách Tâm - Chủ tịch Hội nông dân xã Tân Lập, huyện Vũ Thư: Vườn hoa lan của gia đình nhà bà Bẩy là vườn lan quy mô và đẹp nhất ở Tân Lập hiện nay.


Theo ông Trần Sách Tâm-Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Lập, bà Bẩy và người dân Tân Lập nói chung những năm gần đây rất nhanh nhạy, khi tiếp cận với những cây trồng mới, đặc biệt là ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào ươm, chăm sóc cây cảnh, cây hoa có giá trị kinh tế cao như hoa lan. Những hộ phát triển kinh tế tiêu biểu có thu nhập hàng năm từ 300 - 400 triệu đồng, thậm chí là tỷ đồng mỗi năm.
 

Bà Bẩy chăm sóc vườn hoa lan rừng.
Bà Bẩy chăm sóc vườn hoa lan rừng.


Có thể nói, từ sự nhanh nhạy khi nắm bắt nhu cầu thị trường cùng quyết tâm làm giàu từ phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, đã giúp cho gia đình bà Vũ Thị Bẩy, trở thành hộ dân tiêu biểu về làm kinh tế từ vườn hoa phong lan tại xã Tân Lập, huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) hiện nay. Đây là mô hình để nhiều hộ dân trong và ngoài xã cùng tham quan quan và học hỏi kinh nghiệm.


https://danviet.vn/thai-binh-ba-nong-dan-trong-hoa-lan-rung-ma-thanh-ty-phu-co-gio-hoa-lan-quy-hiem-gia-200-trieu-20211027183242101.htm

 

Theo Phương Thúy (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.