Thả gà ra để đuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Những ngày qua, hàng trăm người dân ở xã Quỳnh Long và một số xã khác thuộc H.Quỳnh Lưu (Nghệ An) hoang mang khi nhận được tin báo nhóm người đứng ra huy động tiền của họ bằng hình thức cho vay lãi suất cao bất ngờ tuyên bố không còn khả năng trả nợ.

Hàng trăm chủ nợ đã nhiều lần kéo đến nhà các con nợ dùng nhiều sức ép đòi lại số tiền đã cho vay nhưng không thành.

Theo tìm hiểu của người viết, thời gian qua, nhiều người dân ở đây đã cho một nhóm người ở xã Quỳnh Long (là anh em họ hàng) vay hàng chục tỉ đồng với lãi suất từ 1,5 - 2%/tháng.

Ban đầu, những người vay tỏ ra rất sòng phẳng, trả lãi đều đặn. Do tin tưởng, nhiều người dân đã dùng toàn bộ tiền tích cóp được mang đến cho vay để lấy lãi suất cao, thậm chí nhiều người còn vay tiền của người khác để cho những đầu mối này vay lại nhằm hưởng lãi suất chênh lệch. Thấy những người đứng ra vay tiền luôn tỏ ra làm ăn thành đạt, hay làm từ thiện, nên người dân đã không mảy may nghi ngờ. Nhiều người làm nghề cào nghêu, làm muối tích cóp được dăm bảy chục triệu cũng mang đến gửi để hưởng lãi suất và số tiền ướp đầy mồ hôi, nước mắt này đang có nguy cơ không thể thu hồi được.

Điều đáng nói, đây không phải là vụ huy động tiền vay theo kiểu "tín dụng đen" lãi suất cao bị tuyên bố vỡ nợ đầu tiên. Trước đó, 2 vụ vỡ nợ khác với số tiền hàng chục tỉ đồng của nhiều nạn nhân đã xảy ra tại Nghệ An khiến rất nhiều gia đình rơi vào cảnh trắng tay.

Thực tế, nếu biết đặt nghi vấn, người dân có thể rất dễ nhận ra sự vô lý khi tại sao những người này không tiếp cận ngân hàng để vay vốn với lãi suất thấp hơn nhiều, mà lại đi vay hàng chục, hàng trăm tỉ đồng của người dân với lãi suất cao như thế, và họ đang kinh doanh cái gì để có lợi nhuận đủ trả lãi suất tiền vay cao như vậy?

Khi người vay tuyên bố vỡ nợ, những chủ nợ trở nên điêu đứng vì việc đòi nợ là vô cùng khó khăn. Dân gian có câu "đừng thả gà ra đuổi" là lời khuyên rất phù hợp với trường hợp này.

Khánh Hoan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thay đổi tư duy nghề nghiệp

Thay đổi tư duy nghề nghiệp

Một khảo sát gần đây của chuyên trang tìm việc và tuyển dụng Việc Làm Tốt (Chợ Tốt) với 1.605 người lao động (NLĐ) cho thấy trong hơn 6 tháng qua, có 85% NLĐ muốn nhảy việc. Không chỉ NLĐ trẻ mà nhóm độ tuổi trung niên khác cũng đang tham gia vào trào lưu thay đổi môi trường làm việc.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.

Vàng đi về đâu?

Vàng đi về đâu?

Không ai biết thị trường vàng sẽ đi về đâu bởi các câu hỏi đều không có giải đáp cụ thể, còn mua bán vàng trên thị trường thì vẫn khó khăn.

Chặn du lịch… quà tặng

Chặn du lịch… quà tặng

Những ngày qua, dư luận xôn xao trước việc các công ty xổ số kiến thiết (XSKT) tổ chức các đoàn đi tham quan, học tập kinh nghiệm “kinh doanh xổ số” ở các nước châu Âu, Trung Đông.

Siết quản lý kinh doanh phòng gym

Siết quản lý kinh doanh phòng gym

Chỉ trong một thời gian ngắn, hai chuỗi phòng gym lâu năm tại TPHCM là Fit24 và Getfit Gym & Yoga tuyên bố tạm đóng cửa, dừng hoạt động. Quyền lợi của hàng ngàn hội viên sở hữu gói tập giá trị cao tại những phòng tập này đang bị treo lơ lửng.

Tạo đột phá trong chuyển đổi số

Tạo đột phá trong chuyển đổi số

Năm 2024 là năm thứ 3 Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10-10 được tổ chức trên toàn quốc, với chủ đề “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”. 

Ngăn ngừa hiểm họa

Ngăn ngừa hiểm họa

Tài xế không được lái xe quá 48 giờ/tuần là một trong những quy định đáng chú ý của Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ - có hiệu lực từ ngày 1-1-2025.

Lực đẩy từ quyết sách

Lực đẩy từ quyết sách

Đến hết quý 2-2024, dù tình hình địa - chính trị toàn cầu đầy bất ổn thì trong đà phục hồi mạnh mẽ của Đông Nam Á, Philippines và Việt Nam tiếp tục là hai nền kinh tế có hiệu suất cao nhất trong khu vực, tăng trưởng lần lượt là 6,3% và 6,9%, trong khi Malaysia đứng thứ ba, tăng trưởng 5,9%.