Tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị… là những giải pháp nhằm đảm bảo các tiêu chí đưa Chư Sê trở thành thị xã trong tương lai.

Hiện nay, Ban Quản lý các dự án Đầu tư Xây dựng huyện Chư Sê đang đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công để hoàn thiện các hạng mục còn lại của dự án sửa chữa nâng cấp vỉa hè đường Hùng Vương (giai đoạn II). Đây là một trong những công trình trọng điểm về chỉnh trang đô thị của huyện. Các hạng mục quan trọng như: lát vỉa hè, trồng cây xanh, lắp đặt hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng... đang được đơn vị thi công tích cực triển khai theo hướng vừa chỉnh trang, vừa đảm bảo mỹ quan đô thị. Dự kiến đến cuối năm nay, công trình này sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng.

 

Cơ sở hạ tầng đô thị của huyện Chư Sê ngày càng được hoàn thiện. Ảnh: M.T
Cơ sở hạ tầng đô thị của huyện Chư Sê ngày càng được hoàn thiện. Ảnh: M.T

Một công trình khác cũng được xem là điểm nhấn cho việc phát triển đô thị Chư Sê trong năm 2017 là đường Phan Đình Phùng (thị trấn Chư Sê) được xây dựng theo quy mô đường giao thông đô thị có chiều dài 700 m, chiều rộng mặt đường 15 m với tổng kinh phí gần 9 tỷ đồng. Các hạng mục: nền, mặt đường và hệ thống thoát nước; hệ thống cống ngang, dọc; vỉa hè; hố ga, cửa thu nước… đã hoàn thành, dự kiến đưa vào sử dụng trong tháng 9 này. Công trình trọng điểm này nằm ở vị trí trung tâm đã mang lại cho thị trấn Chư Sê một diện mạo mới, tương xứng với sức vóc của một đô thị trẻ đầy tiềm năng. Ban Quản lý các dự án Đầu tư Xây dựng huyện đang xin chủ trương tiếp tục thi công dự án nối dài đường Phan Đình Phùng có tổng chiều dài 800 m với kinh phí đầu tư khoảng 20 tỷ đồng.

Ông Trần Minh Triều-Giám đốc Ban Quản lý các dự án Đầu tư Xây dựng huyện Chư Sê, cho biết: Ngoài việc tập trung hoàn thiện dự án sửa chữa nâng cấp vỉa hè đường Hùng Vương, huyện còn đẩy nhanh tiến độ thi công nhiều hạng mục công trình khác. Trong đó, huyện ưu tiên đầu tư mở rộng các trục đường chính, các công trình đường nội thị gắn với đẩy mạnh công tác phát triển, chỉnh trang đô thị. “Các công trình nói trên không những tạo cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ nhu cầu đi lại của người dân mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Đặc biệt, huyện đã huy động tối đa các nguồn lực cho công tác chỉnh trang đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển đô thị nhằm đảm bảo đủ các điều kiện để trở thành thị xã”-ông Triều cho biết.

Cũng theo ông Triều, ngoài việc tập trung đầu tư các công trình đường nội thị, Ban Quản lý các dự án Đầu tư Xây dựng huyện còn phối hợp cùng các ban, ngành của huyện đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông nông thôn gắn với việc hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Đơn cử là công trình đường giao thông từ làng Hố Bi đi làng Hố Bua (xã Chư Pơng) có chiều dài hơn 1,2 km, mặt đường rộng 3,5 m với tổng mức đầu tư hơn 1,2 tỷ đồng cũng vừa hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đây là một trong những công trình quan trọng giúp xã Chư Pơng hoàn thành tiêu chí về đường giao thông nông thôn.

“Ngoài các nguồn đầu tư của trung ương và tỉnh, huyện cũng đang huy động tối đa sự đóng góp của dân và doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển đô thị để Chư Sê trở thành thị xã trong thời gian tới”-ông Triều nhấn mạnh.

Minh Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan, phổ biến Thông tư số 58/2024/TT-BGTVT ngày 15-11-2024 của Bộ GT-VT quy định về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Kẹt xe kéo dài gần 20 km tại đèo An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Kẹt xe kéo dài gần 20km trên quốc lộ 19 tại đèo An Khê

(GLO)- Ngày 12-12, tại đèo An Khê nối tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, hàng trăm chiếc ô tô con, xe khách, xe tải, container bị mắc kẹt kéo dài gần 20 km nhiều giờ liền. Nguyên nhân giữa đèo có hố nước sâu khiến các phương tiện không thể lưu thông qua lại.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.