Tạo sức cạnh tranh cho vùng Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tây Nguyên là vùng đất có tiềm năng lớn để phát triển thủy điện, nông-lâm nghiệp, chế biến nông-lâm sản, du lịch và khai thác chế biến bô xít, luyện nhôm và công nghiệp sau nhôm. Tuy nhiên sự liên kết giữa các địa phương để phát triển còn yếu và mang tính tự phát. Do vậy để phát triển kinh tế-xã hội toàn vùng, tất yếu các tỉnh Tây Nguyên cần phải đề ra nhiều giải pháp liên kết hơn nữa.

Chưa khai thác hết tiềm năng

Về tiềm năng phát triển nông-lâm nghiệp và công nghiệp chế biến nông-lâm sản, Tây Nguyên có 2 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp (850 ngàn ha đất trồng cây hàng năm, 1.150 ha đất trồng cây lâu năm…) và 3,2 triệu ha đất lâm nghiệp. Diện tích đất bazan Tây Nguyên chiếm 74,25% cả nước (2.060.606 ha). Đây là loại đất quý, cần sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả cao.

 

Cần thúc đẩy hình thành và phát triển các liên kết theo chuỗi giá trị đối với một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực của vùng. Ảnh: B.T
Cần thúc đẩy hình thành và phát triển các liên kết theo chuỗi giá trị đối với một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực của vùng. Ảnh: B.T

Nông nghiệp Tây Nguyên đã bước đầu phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành vùng sản xuất tập trung một số loại nông sản có thế mạnh trên thị trường trong nước và thế giới (cà phê có sản lượng 1,3 triệu tấn, chiếm 94% sản lượng của cả nước, năng suất cà phê robusta gấp 3 lần năng suất bình quân của thế giới; hồ tiêu 83 ngàn tấn, chiếm 56% sản lượng của cả nước; hạt điều 65 ngàn tấn, chiếm 22% sản lượng của cả nước; cao su chiếm 27% diện tích và 18% sản lượng của cả nước…). Đó là điều kiện thuận lợi để Tây Nguyên phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp theo chiều sâu gắn với phát triển công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tạo chuỗi giá trị sản phẩm nông-lâm sản chủ lực của vùng, có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế.

Về phát triển du lịch, Tây Nguyên có 2,25 triệu ha rừng tự nhiên, trong đó có 13 vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; hệ thống sông suối có nhiều thác nước hùng vĩ, cảnh quan đẹp và 54 dân tộc anh em cùng sinh sống với nhiều nét văn hóa độc đáo… Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái-văn hóa; khai thác tiềm năng cảnh quan rừng và sản xuất nông-lâm nghiệp gắn với khai thác giá trị lịch sử, văn hóa của các dân tộc để hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo của vùng.

Tuy nhiên, hiện việc khai thác các tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế-xã hội ở Tây Nguyên còn nhiều khó khăn, hạn chế. Cụ thể, kết cấu hạ tầng giao thông chưa đảm bảo lưu thông hàng hóa và hành khách với tốc độ cao, thông suốt giữa các địa phương trong vùng và liên vùng; liên kết phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp đã bước đầu hình thành đối với một số sản phẩm nhưng còn nặng tính tự phát, chưa phát huy hiệu quả, quy mô sản xuất theo chiều rộng và sơ chế thô, chưa có sự kết nối giữa sản xuất-chế biến-thị trường; các tiềm năng, lợi thế về đất, rừng, tài nguyên khoáng sản dù rất lớn nhưng mới tập trung khai thác bề rộng, chưa có chiều sâu để phát huy hiệu quả; liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp trong vùng và với các tỉnh để phát triển du lịch còn yếu, mang đậm tính tự phát; nguồn lực đầu tư, nhất là vốn còn hạn chế…

Cần liên kết để phát triển

Hiện nay, việc liên kết giữa các tỉnh Tây Nguyên bước đầu đã có sự  phối hợp nhưng nhìn chung chưa mang lại hiệu quả cao. Để phát huy hơn nữa những tiềm năng, lợi thế của vùng, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các tỉnh cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó giải pháp liên kết vùng được xem là cách để tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao sức cạnh tranh của vùng và các tỉnh. Thực tiễn cho thấy, giữa các địa phương trong từng vùng và giữa các vùng ở nước ta vẫn còn thiếu sự liên kết, phối hợp để phát triển. Tình trạng đầu tư trùng lặp chưa hoàn toàn được khắc phục; có lúc còn có biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh để thu hút đầu tư giữa các tỉnh bằng cách “phá rào”, đưa ra các ưu đãi quá lớn để hấp dẫn các nhà đầu tư gây tổn thất cho lợi ích chung của cả nền kinh tế.

Để phát triển kinh tế-xã hội toàn vùng, tất yếu các tỉnh Tây Nguyên cần đề ra nhiều giải pháp liên kết hơn nữa. Tại hội nghị “Gặp gỡ địa phương-Ngoại giao đoàn”  dành cho các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên (tổ chức tại tỉnh Đak Lak ngày 9-6), đại diện tỉnh Đak Nông cho biết, cần nghiên cứu, đề xuất sửa đổi và ban hành cơ chế, chính sách đặc thù tạo điều kiện huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, hoàn chỉnh hệ thống giao thông liên kết các tỉnh Tây Nguyên với nhau; cần xây dựng chiến lược phát triển du lịch chung của vùng trên cơ sở liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp trong vùng và với các địa phương để phát triển hạ tầng du lịch thống nhất nhằm phát huy lợi thế so sánh của các địa phương với đặc thù sinh thái, văn hóa, lợi thế tự nhiên…

Về phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm nông-lâm nghiệp chủ lực, các tỉnh Tây Nguyên đều nhất trí đề xuất cần thúc đẩy hình thành và phát triển các liên kết theo chuỗi giá trị đối với một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực của vùng trên cơ sở liên kết giữa các doanh nghiệp, các cơ sở, các hộ sản xuất kinh doanh từ cung ứng các yếu tố đầu vào đến sản xuất và chế biến, tạo ra sản phẩm tiêu dùng cuối cùng có giá trị gia tăng và chất lượng cao; ban hành cơ chế chính sách đặc thù liên kết sản xuất nông-lâm nghiệp cho vùng Tây Nguyên;  thực hiện liên kết phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giữa các tỉnh trong vùng và giữa Tây Nguyên với các vùng có tiềm năng và lợi thế so sánh…

Liên kết vùng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, là một tài sản, một nguồn lực, nguồn vốn phi vật thể tiềm năng cho phát triển. Nhằm phát huy sức mạnh, tiềm năng sẵn có xứng với vị thế quan trọng của khu vực trong các vấn đề phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng-an ninh, các tỉnh Tây Nguyên cần tạo được liên kết vùng vững chắc sẽ nâng cao hiệu quả đầu tư nhằm hướng đến mục tiêu hiện đại hóa sản xuất ngành hàng công nghiệp, nông nghiệp chất lượng cao và đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới.

Bá Thăng

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.