Tạo sân chơi thể thao cho người dân nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Thời gian gần đây, các xã vùng ven TP. Pleiku đã triển khai lắp đặt các thiết bị tập luyện thể dục phục vụ nhu cầu rèn luyện sức khỏe của người dân.

Đây cũng là một trong những định hướng phát triển phong trào thể dục thể thao ở địa phương, đồng thời đáp ứng các tiêu chí của chương trình xây dựng nông thôn mới.

Hàng ngày, vào buổi sáng sớm hay chiều tối, người dân thôn Đồng Bằng (xã Biển Hồ) lại nô nức đến nhà văn hóa thôn để chơi bóng chuyền, bóng bàn, bóng đá và tập dân vũ. 2 tháng trước, UBND xã Biển Hồ đã đầu tư lắp đặt thiết bị tập luyện thể dục ngoài trời để phục vụ người dân.

Bà Nguyễn Thị Hoa (thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ) tập thể dục để rèn luyện sức khỏe. Ảnh: H.P

Bà Nguyễn Thị Hoa (thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ) tập thể dục để rèn luyện sức khỏe. Ảnh: H.P

Chia sẻ về lợi ích của các thiết bị tập luyện thể thao, bà Nguyễn Thị Hoa (thôn Đồng Bằng) bộc bạch: “Trước đây, tôi thường đi bộ vào mỗi buổi sáng. Từ ngày có dụng cụ tập thể dục được đặt tại nhà văn hóa thôn, mỗi ngày, tôi dành khoảng 1 giờ ra đây để rèn luyện sức khỏe, hít thở không khí trong lành. Nhờ vậy, tôi ít bị đau nhức chân tay”.

Ông Nguyễn Văn Lạn-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Đồng Bằng-cho biết: “Được địa phương quan tâm đầu tư xây dựng thêm khu thể dục thể thao ngoài trời, người dân trong thôn rất phấn khởi. Thời gian qua, phong trào thể dục thể thao trong thôn cũng được duy trì đều đặn với các câu lạc bộ bóng chuyền, bóng bàn và bóng chuyền hơi cho người cao tuổi. Ngoài ra, vào các buổi tối, thôn còn tổ chức luyện tập dân vũ với sự tham gia của đông đảo người dân”.

Thời gian qua, UBND xã Biển Hồ đã đầu tư lắp đặt 71 bộ dụng cụ tập thể dục tại nhà văn hóa của 7 thôn, làng trên địa bàn xã. Nhiều người cho rằng, đầu tư vào thiết chế văn hóa, thể thao như khu vui chơi giải trí là bước đi đúng, giúp người dân tập luyện thể thao, nâng cao sức khỏe, tạo sân chơi lành mạnh.

Bà Đinh Thị Hoa-Phó Chủ tịch UBND xã-cho biết: “Đây là sân chơi bổ ích, đồng thời khích lệ tinh thần hăng say luyện tập thể dục thể thao, nâng cao thể chất cũng như đời sống tinh thần cho người dân, thúc đẩy phong trào rèn luyện sức khỏe tại địa phương”.

Buổi chiều hàng ngày, bà Thái Thị Mỹ Dung (thôn 2, xã Tân Sơn) đến tập luyện thể dục trên các thiết bị đặt tại nhà văn hóa. Ảnh: Hà Phương

Buổi chiều hàng ngày, bà Thái Thị Mỹ Dung (thôn 2, xã Tân Sơn) đến tập luyện thể dục trên các thiết bị đặt tại nhà văn hóa. Ảnh: Hà Phương

Tương tự, tại hội trường thôn 2 (xã Tân Sơn), nhiều bộ dụng cụ tập luyện ngoài trời cũng được lắp đặt để phục vụ nhu cầu rèn luyện sức khỏe cho bà con. Bà Thái Thị Mỹ Dung (thôn 2) vui vẻ nói: “Hàng ngày, tôi đều ra đây để tập thể dục. Ở đây có nhiều dụng cụ hỗ trợ người dân vận động nhẹ nhàng, không gian mát mẻ. Ngoài rèn luyện sức khỏe, bà con trong thôn cũng thường xuyên được gặp gỡ, chia sẻ buồn vui trong cuộc sống, ai cũng thấy thoải mái, vui vẻ hơn”.

Theo ông Lê Xuân Dũng-Phó Chủ tịch UBND xã Tân Sơn: Thực hiện Nghị quyết số 44/NQ-HĐND của HĐND xã, từ nguồn thu tiền sử dụng đất, năm 2023, UBND xã đã đầu tư mua 38 bộ dụng cụ luyện tập thể thao với tổng kinh phí 687 triệu đồng để lắp đặt tại khuôn viên hội trường 5 thôn, làng và khu thể thao của xã đặt tại làng Têng.

Việc lắp đặt dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời không chỉ đáp ứng nhu cầu luyện tập thể thao, nâng cao sức khỏe cho người dân mà còn góp phần nâng cao tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Thời gian đến, UBND xã tiếp tục đầu tư mua sắm khoảng 15-20 bộ dụng cụ luyện tập thể thao lắp đặt tại khu thể thao của xã để phục vụ người dân.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Xuân Hà-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin TP. Pleiku-cho biết: Sau khi các xã trên địa bàn thành phố triển khai lắp đặt thiết bị dụng cụ tập luyện thể dục thể thao, người dân đến tham gia luyện tập ngày một nhiều hơn. Đây là việc làm thiết thực, ý nghĩa. Để các thiết bị, dụng cụ tập luyện thể dục thể thao phát huy hiệu quả, các địa phương cần thường xuyên kiểm tra, bảo trì và người dân cần có ý thức chung tay bảo quản, giữ gìn.

Có thể bạn quan tâm

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
“Đánh thức” An Phú

“Đánh thức” An Phú

(GLO)- An Phú là cửa ngõ phía Đông của TP. Pleiku với tên đất, tên người thân quen gắn với bao đời. Tạo hóa ưu ái ban tặng cho vùng ven đô hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan hữu tình; đồng thời cũng là nơi in dấu những trầm tích văn hóa lịch sử.

“Còn chút gì để nhớ” với Biển Hồ

“Còn chút gì để nhớ” với Biển Hồ

(GLO)- Vì cảm cái dễ thương của đất và người phố núi, họa sĩ Đinh Nhật Tân đem lòng thương mến nơi này ngay lần đầu gặp gỡ. Chút tình “để nhớ để thương” của người nghệ sĩ đọng lại trong không gian của Lem coffee (169 Tôn Đức Thắng, TP. Pleiku) ở gần “mắt ngọc” Biển Hồ.
Đưa phong trào trồng cây thành nét đẹp văn hóa

Đưa phong trào trồng cây thành nét đẹp văn hóa

(GLO)- Để giữ màu xanh buôn làng, nhiều người ở Gia Lai đã thầm lặng gìn giữ và trồng thêm thật nhiều cây trên khắp các con đường, ngõ nhỏ. Họ đã góp phần đưa phong trào trồng cây trở thành nét đẹp văn hóa và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường trong cộng đồng.
Đổi thay làng Têng 1

Đổi thay làng Têng 1

(GLO)- Nhờ sự chung sức của hệ thống chính trị và người dân, làng Têng 1 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku) không ngừng đổi thay, khởi sắc. Hiện nay, làng đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), đời sống của bà con ngày càng ấm no.

Pleiku đầu tư nguồn lực xây dựng phố xanh, hè thoáng

Pleiku đầu tư nguồn lực xây dựng phố xanh, hè thoáng

(GLO)- Bên cạnh huy động tối đa các nguồn lực đầu tư, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) cũng tranh thủ sự đồng thuận của người dân để hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị. Nhờ đó, phố phường thêm sáng-xanh-sạch-đẹp và hướng đến đô thị thông minh, thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”.
Trạm sách 5S kết nối những người thích đọc

Trạm sách 5S kết nối những người thích đọc

(GLO)- Với mong muốn lan tỏa văn hóa đọc đến với mọi người, anh Vũ Văn Tuyền (SN 1989) đã xây dựng Trạm sách 5S tại số 79A đường Tôn Đức Thắng, phường Yên Thế, TP. Pleiku. Trạm mở cửa tất cả các ngày trong tuần, trở thành điểm đến kết nối những người thích đọc sách.
Từ làng Ốp nghĩ về phát triển du lịch cộng đồng

Từ làng Ốp nghĩ về phát triển du lịch cộng đồng

(GLO)- Từ lâu, làng Ốp (phường Hoa Lư, TP. Pleiku) là một trong những điểm đến quen thuộc của du khách khi đặt chân đến Gia Lai. Riêng tôi, mỗi lần có dịp về lại Pleiku-nơi gắn bó trong suốt những năm tháng tuổi trẻ, thế nào cũng ghé thăm ngôi làng văn hóa du lịch này cùng bao kỳ vọng.
Món ăn “gây thương nhớ” ở phố núi

E-magazineMón ăn “gây thương nhớ” ở phố núi

(GLO)- Trải nghiệm ẩm thực đặc trưng địa phương là phần không thể thiếu trong hành trình du lịch của mỗi người. Tại Pleiku, du khách có thể thưởng thức những món ăn “gây thương nhớ” đã tồn tại qua nhiều thập kỷ gắn liền với nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của vùng đất này.