Tảo mộ phạm nhân dịp Tết ở Trại giam Gia Trung

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Hằng năm, cứ đến cận Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc, Ban Giám thị Trại giam Gia Trung (Cục C10-Bộ Công an) chỉ đạo các phân trại dọn dẹp các khu vực nghĩa địa chôn cất phạm nhân đã chết trước đó. Đây là việc làm mang tính nhân văn cao cả của Ban Giám thị Trại giam Gia Trung.
Dọn dẹp mộ cho phạm nhân đã chết được chôn cất tại khu vực nghĩa địa do Phân trại K5 quản lý. Ảnh: T.D
Dọn dẹp mộ cho phạm nhân đã chết được chôn cất tại khu vực nghĩa địa do Phân trại K5 quản lý. Ảnh: T.D

Dẫn đường cho chúng tôi đến nghĩa địa chôn cất phạm nhân qua đời trong thời gian chấp hành án tại Phân trại K5, Đại úy Nguyễn Đình Tiên-cán bộ Đội Giáo dục hồ sơ (Trại giam Gia Trung) thông tin: Trại giam Gia Trung có 7 khu vực chôn cất phạm nhân với hàng trăm ngôi mộ. Đa phần mộ phạm nhân chôn cất ở đây đều từ những năm 1990 trở về trước. Còn phạm nhân tử vong sau này đều được tạo điều kiện cho người nhà nhận về chôn cất theo chính sách nhân đạo của Nhà nước. “Mỗi năm, trước Tết Nguyên đán chừng 1 tháng, đội chúng tôi sẽ xây dựng kế hoạch quét dọn các khu nghĩa địa chôn cất phạm nhân rồi trình Ban Giám thị phê duyệt. Sau đó sẽ chuyển về cho các phân trại thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt. Thường thì khoảng ngày 20 tháng Chạp, 5 phân trại sẽ cùng triển khai việc dọn dẹp vệ sinh, phát cỏ và quét sơn trắng trên các bia mộ phạm nhân. Chúng tôi cũng mua thêm sơn đỏ để viết lại những thông tin phạm nhân trên các bia mộ”-Đại úy Tiên cho hay.

Khu nghĩa địa chôn cất phạm nhân ở K5 nằm trên 1 ngọn đồi cao. Xung quanh được phát dọn cỏ sạch sẽ. Các hàng mộ nằm theo hàng thẳng thớm, vừa có lớp đất đỏ mới được đắp thêm. Các bia mộ đều được quét sơn trắng phau và ghi rõ thông tin về người chết. Đại úy Tiên cho biết thêm: Đơn vị lưu trữ bản đồ chi tiết các khu vực chôn cất phạm nhân qua đời trong thời gian chấp hành án ở đây. Còn có sơ đồ các mộ có ghi rõ tên tuổi, năm mất trên đó và đánh dấu số thứ tự. Thế nên có trường hợp mất chục năm sau người nhà mới tìm tới viếng hoặc đề nghị được cất bốc thì không mất nhiều thời gian để tìm ra. Ví như cách đây mấy năm, có gia đình người Việt định cư ở Canada tìm đến hỏi người thân mất khi đang chấp hành án ở Gia Lai, nhưng không rõ địa điểm cụ thể. Từ thông tin họ cung cấp, đơn vị tra ra ngay vị trí mộ và Ban Giám thị cũng tạo điều kiện cho họ được cất bốc về nơi khác chôn cất. Gia đình họ rất vui khi biết mấy chục năm qua, đơn vị vẫn dọn dẹp nghĩa địa có phần mộ này và thắp nhang cho phạm nhân qua đời vào các dịp lễ, Tết theo nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Phát dọn cây cỏ xung quanh khu vực nghĩa địa chôn cất phạm nhân trong Trại giam Gia Trung. Ảnh: T.D
Phát dọn cây cỏ xung quanh khu vực nghĩa địa chôn cất phạm nhân trong Trại giam Gia Trung. Ảnh: T.D

Theo Đại tá Đào Ngọc Sỹ-Giám thị Trại giam Gia Trung: "Trước Tết Nguyên đán mỗi năm, người Việt ta có nét đẹp mang bản sắc riêng là tảo mộ cho ông bà, tổ tiên. Đối với mộ phạm nhân chôn cất ở đây, chúng tôi cũng chỉ đạo các phân trại dọn dẹp vệ sinh cho sạch sẽ và cũng nhang khói cho họ vào dịp Tết cổ truyền dân tộc. Điều này thể hiện luật pháp nghiêm minh nhưng cũng mang tính nhân văn, nhân đạo đối với tất cả mọi người. Ngoài ra, nếu có gia đình phạm nhân xin bốc mộ, nếu đầy đủ thủ tục theo đúng quy định, chúng tôi cũng tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể. Trại cũng cử lực lượng ra phụ các gia đình việc bốc mộ phạm nhân. Có trường hợp bốc mộ nửa đêm, chúng tôi cũng phân công cán bộ dẫn ra địa điểm, cử thêm lực lượng phụ bốc cho xong sớm để chở về chôn cất theo kịp giờ lành gia đình ấn định.

Có thể bạn quan tâm

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong mọi công việc và luôn gương mẫu trong các phong trào, hoạt động là nhận xét của đồng chí, đồng đội dành cho Thượng tá Trần Thế Tùng-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku. Anh cũng là tấm gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng.

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Mỗi mảnh đời đôi khi đơn điệu đứng một mình, nên Huệ tìm kiếm những mảnh ghép đó để kết nối lại, tạo nên bức tranh đầy màu sắc. Lớp học mang tên 'Cầu vồng' dạy miễn phí cho những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn ra đời từ đó...
Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Phạm Diệu Linh (30 tuổi) đã quyết định về miền quê tại tỉnh Sơn La làm vườn và lập nghiệp. Tại đây, chị thuê một mảnh vườn gần 1.000 m2, sau đó tự thiết kế, trồng trọt, biến nơi đây đẹp tựa các phim về đồng quê ở châu Âu để sống chậm với thiên nhiên.
Bản lĩnh người đứng đầu

Bản lĩnh người đứng đầu

Câu chuyện anh Ma Seo Chứ, trưởng thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, cứu được 115 người trong thôn thoát khỏi vụ sạt núi được nhắc đến rất nhiều trong những ngày qua.
Trao niềm tin, gieo cơ hội

Trao niềm tin, gieo cơ hội

(GLO)- Tôi có một cô bạn từ thời đại học. Cô ấy là giáo viên tiếng Anh tại một trường THCS ở một tỉnh phía Bắc. Cách đây vài năm, bạn tôi mở một trung tâm dạy ngoại ngữ cũng khá lớn tại thành phố. Cô ấy có một cậu con trai đang học THCS.