Tạo hình linh vật rồng đón...Xuân Giáp Thìn 2024 ở Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Để tạo không khí vui tươi mỗi dịp Tết đến Xuân về, vài năm trở lại đây, một số đơn vị, gia đình đã sáng tạo bằng việc tạo các linh vật tượng trưng cho các con giáp. Và ở một số nơi, linh vật rồng đã sẵn sàng để chào Xuân Giáp Thìn 2024.

1. Linh vật rồng trong khuôn viên Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) sau khi hoàn thiện đã gây ấn tượng mạnh với nhiều người. Hình ảnh một con rồng vàng uốn lượn, với đôi mắt rực sáng thể hiện rõ sự uy nghiêm, dũng mạnh. Và người lên ý tưởng, trực tiếp đắp linh vật rồng chào Xuân Giáp Thìn 2024 là Thiếu tá Hồ Thanh Hùng (Ban Chính trị, Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku).

Thiếu tá Hùng chia sẻ: “Rồng là linh vật trừu tượng, thể hiện sức mạnh và quyền lực. Do đó, ngay khi được Đảng ủy-Ban Chỉ huy Quân sự tin tưởng, giao nhiệm vụ, tôi đã tham khảo khá nhiều hình mẫu trước khi bắt tay vào phác thảo. Tôi đã kết hợp sức mạnh của nhiều loài vật trong tạo hình rồng của mình, như: Sừng linh dương, chân chim ưng, đuôi và vảy cá,... Miệng rồng đang ngậm quả châu, chân rồng quắp theo thỏi vàng và đồng tiền vàng. Điều này thể hiện ước vọng về tài lộc trong năm mới”.

Thiếu tá Hùng bên linh vật rồng đã hoàn thiện. Ảnh: P.D

Thiếu tá Hùng bên linh vật rồng đã hoàn thiện. Ảnh: P.D

Theo thiếu tá Hùng, chất liệu chính để đắp hình rồng là cát, xi măng, sắt, thép. Đầu tiên, anh nhờ đồng nghiệp hàn các khung sắt để làm trụ cho rồng bay lượn quanh. Tiếp đến, anh dùng lưới sắt để tạo hình rồng và cát trước khi trộn với xi măng đắp lên thành hình rồng phải được phơi khô, sàng lọc thật kỹ. “Khó nhất là hoàn thiện phần đầu rồng và lâu nhất là tạo vảy rồng. Có nhiều chi tiết rất nhỏ như tạo hình đôi mắt, chiếc sừng và răng cho đầu rồng. Mình mất cả ngày để làm nhưng xong rồi không hài lòng lại bỏ đi làm lại. Hay như tạo vảy rồng. Từng lớp vảy xếp chồng từ đuôi lên đầu phải thật hài hòa cả về vị trí lẫn kích thước theo chiều hướng to dần. Mất hơn 2 tháng, tôi mới hoàn thiện tác phẩm với chiều cao 2,2m và dài 6m”-Thiếu tá Hùng cho hay.

Trước đó, Thiếu tá Hùng cũng được đơn vị tin tưởng, giao đắp linh vật hổ, và mèo để chào Xuân mới. Vì là tay ngang nên mỗi khi nhận nhiệm vụ, anh luôn chủ động nghiên cứu và lắng nghe ý kiến góp ý của mọi người để các tác phẩm ngày càng sống động hơn. “Năm đầu tiên đắp linh vật hổ, mình chưa có kinh nghiệm nên tác phẩm hoàn thiện vẫn chưa thật sự sống động. Đến linh vật mèo thì đỡ hơn và đến linh vật rồng thì được nhiều người khen ngợi, bản thân cũng thấy rất vui!”-Thiếu tá Hùng chia sẻ.

Đề cập đến linh vật chào Xuân, Thiếu tá Trần Vân Nam-Trợ lý Tuyên huấn Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku trao đổi: Đắp linh vật rồng là điểm nhấn trong việc xây dựng cảnh quan môi trường chào Xuân Giáp Thìn 2024. Ngoài đắp linh vật, đơn vị tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ sơn sửa lại các dãy nhà làm việc, trồng mới và củng cố vườn hoa, cây cảnh trong khuôn viên,...Qua đó phát huy tinh thần đoàn kết, gắn bó và tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong dịp Tết đến Xuân về.

Thiếu tá Hùng (bìa phải) lắng nghe góp ý từ đồng chí, đồng đội để hoàn thiện tác phẩm. Ảnh: P.D

Thiếu tá Hùng (bìa phải) lắng nghe góp ý từ đồng chí, đồng đội để hoàn thiện tác phẩm. Ảnh: P.D

2. Với đôi tay khéo léo, ông Nguyễn Hữu Bình (thôn Ia Rôk, xã Ia Kênh, TP. Pleiku) đã tạo hình nhiều linh vật khác nhau từ 2 cây cảnh trước nhà. Đó là 2 cây xanh được ông trồng từ hơn 10 năm trước. “Ngay khi trồng, tôi đã có ý nghĩ sẽ tạo hình con vật từ cây. Vậy nên thay vì trồng ở khoảng đất trống trước sân, tôi trồng 2 cây cách nhau hơn 1m và sát tường trước hiên nhà. Tán thấp, tôi đan lại với nhau thành hình của 2 con công áp vào tường, tạo thành bức bình phong. Ngọn cây tôi để vươn cao, phủ kín hiên nhà vừa tạo bóng mát, vừa dễ dàng cho việc tạo hình theo ý thích”-ông Bình trải lòng.

Ông Bình đang tạo hình rồng trên mái nhà. Ảnh: P.D

Ông Bình đang tạo hình rồng trên mái nhà. Ảnh: P.D

Để uốn hình rồng, từ tháng 9-2023, ông bắt tay vào tỉa cành, lá; dùng dây kẽm uốn các cành cây, tạo hình chi tiết đầu rồng, đuôi rồng và độ uốn lượn của thân rồng. “Rồng là con vật trừu tượng nên tôi hình dung sao thì làm vậy. Ở khoảng giữa thân hình rồng đang uốn lượn, tôi tạo thêm vòng tròn may mắn. Phần đầu rồng, ngoài 4 chiếc râu, tôi tạo hình miệng há rộng, mắt hướng về phía trước với mong muốn năm mới sẽ chào đón những điều mới mẻ. Ngày 29 Tết, tôi cắt tỉa lại 1 lần nữa, sau đó giăng đèn nhấp nháy, làm bật lên các chi tiết, tạo điểm nhấn trên thân rồng”-ông Bình bộc bạch. Linh vật rồng của gia đình ông Bình dài 9m, uốn lượn dọc mái hiên nhà. Và cũng như các gia đình khác, gia đình ông cũng gửi ước vọng về một năm mới an khang, hạnh phúc và nhiều may mắn.

Có thể bạn quan tâm

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai trong thời gian chưa tròn 1 năm, Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025 đã thu hút nhiều người yêu văn chương trong và ngoài tỉnh tham gia. Tác phẩm được gửi về không chỉ thể hiện sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh vùng đất Bình Ðịnh giàu bản sắc văn hóa, chiều sâu lịch sử.
Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

null