Tạo cơ hội việc làm cho lao động nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Nhằm tạo điều kiện cho lao động người dân tộc thiểu số tìm việc làm, học nghề và định hướng nghề nghiệp, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh và các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động tổ chức 3 phiên giao dịch việc làm tại xã Ia Dơk, xã Ia Nan và thị trấn Chư Ty.

Với chủ đề “Hỗ trợ tư vấn-kết nối việc làm bền vững”, tại 3 phiên giao dịch việc làm, người lao động được tư vấn, giới thiệu, nắm bắt thông tin thị trường lao động trong nước và đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Dịp này, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã giới thiệu trên 8.000 vị trí việc làm trống với các nhóm nghề như: kế toán, nhân viên bán hàng, điện tử, viễn thông, công nhân, lái xe, giáo viên, cơ khí, dược sĩ, kỹ sư... của hơn 300 công ty, đơn vị trong và ngoài tỉnh có nhu cầu tuyển dụng. Người lao động cũng được tư vấn về thị trường việc làm ngoài nước và chính sách hỗ trợ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; quy trình, hồ sơ, thủ tục đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức hợp đồng và du học sinh.

Lao động thị trấn Chư Ty tìm hiểu thị trường việc làm qua phiên giao dịch việc làm. Ảnh: Đinh Yến

Lao động thị trấn Chư Ty tìm hiểu thị trường việc làm qua phiên giao dịch việc làm. Ảnh: Đinh Yến

Tham gia phiên giao dịch việc làm tại thị trấn Chư Ty, ông Kpuih Pơn (làng Trol Đeng, thị trấn Chư Ty) cho biết: “Cách đây 1 tháng, con trai tôi đi làm việc có thời hạn ở Nhật Bản thông qua Công ty cổ phần Nhân lực Việt Trí MD Gia Lai. Cháu vừa gọi điện về nói lương tháng đầu tiên được nhận là 36 triệu đồng. Tôi mừng lắm. Vì vậy, khi biết huyện tổ chức phiên giao dịch việc làm, tôi đến tìm hiểu thêm thông tin về các vị trí việc làm, các chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài để tìm kiếm cơ hội việc làm cho 3 người con đang ở nhà”.

Còn anh Rơ Mah Joech-Trưởng thôn Dơk Ngol (xã Ia Dơk) thì tham gia phiên giao dịch việc làm được tổ chức tại xã để nắm thông tin, sau đó về giới thiệu cho thanh niên, phụ nữ trong làng. Anh cho hay: “Mình thấy các doanh nghiệp tuyển dụng nhiều vị trí việc làm phù hợp với đối tượng lao động phổ thông ở địa phương”.

Doanh nghiệp giới thiệu thị trường xuất khẩu lao động cho thanh niên tại phiên giao dịch việc làm xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ. Ảnh: Hà Tây

Doanh nghiệp giới thiệu thị trường xuất khẩu lao động cho thanh niên tại phiên giao dịch việc làm xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ. Ảnh: Hà Tây

Việc tổ chức các phiên giao dịch việc làm tại xã không chỉ giúp người lao động nhanh chóng tìm được công việc phù hợp mà các doanh nghiệp cũng bổ sung kịp thời nguồn nhân lực chất lượng, có khả năng thích ứng ngay với môi trường làm việc, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Ông Nguyễn Văn Đức-Giám đốc Công ty Xuất khẩu lao động MD Việt Nam-thông tin: “Qua các phiên giao dịch việc làm, Công ty định hướng cho người lao động tìm kiếm được công việc phù hợp, có thu nhập ổn định để phát triển kinh tế gia đình, góp phần giảm nghèo bền vững tại địa phương”.

Theo Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Tăng Ngọc Trai, 3 phiên giao dịch việc làm được tổ chức từ ngày 16 đến 18-8 đã thu hút hơn 400 lao động tham gia. Kết quả, 96 người tìm được việc làm và học nghề phù hợp. Trong đó, 3 lao động đăng ký học nghề tại Trường Cao đẳng Gia Lai, 60 lao động đăng ký làm việc tại các doanh nghiệp trong tỉnh, 27 lao động đăng ký đi làm việc ngoài tỉnh và 6 người đăng ký đi xuất khẩu lao động. “Thời gian tới, Phòng tiếp tục tham mưu UBND huyện tổ chức các phiên giao dịch việc làm tại các xã còn lại với mục đích tạo việc làm cho lao động, nhất là lao động người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, cận nghèo”-Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Đức Cơ tổ chức 2 phiên giao dịch việc làm

Đức Cơ tổ chức 2 phiên giao dịch việc làm

(GLO)- Ngày 27 và 28-11, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Đức Cơ phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai và các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh tổ chức 2 phiên giao dịch việc làm tại 2 xã Ia Din và Ia Dom.
Các địa phương không được ban hành TTHC trừ trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc trường hợp cần thiết

Các địa phương không được ban hành TTHC trừ trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc trường hợp cần thiết

(GLO)- Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, đồng thời kiểm soát chặt chẽ quá trình ban hành TTHC mới, bảo đảm các TTHC dễ hiểu, dễ thực hiện và công bố đầy đủ, công khai, kịp thời theo quy định. Các địa phương không được ban hành TTHC trừ trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc trường hợp cần thiết phải quy định TTHC trong nghị quyết của HĐND cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Đãi ngộ người tài

Đãi ngộ người tài

Theo tờ trình của UBND được HĐND TP HCM thông qua tại kỳ họp thứ 12 khóa X ngày 11-11, các chức danh lãnh đạo trong tổ chức khoa học và công nghệ (KH-CN) công lập sẽ được hưởng thu nhập ưu đãi, cao nhất lên tới 120 triệu đồng/tháng.
“Chìa khóa” giảm nghèo - Kỳ cuối: Cần sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền và doanh nghiệp

“Chìa khóa” giảm nghèo - Kỳ cuối: Cần sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền và doanh nghiệp

(GLO)- Để đẩy mạnh hơn nữa công tác đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài rất cần sự chung tay đồng hành của chính quyền và các doanh nghiệp trong tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm. Đặc biệt là giúp NLĐ hiểu rõ các chính sách, tìm cơ hội phù hợp với năng lực cũng như nhận biết dấu hiệu bị lôi kéo, dụ dỗ đi lao động ở nước ngoài trái pháp luật.
“Chìa khóa” giảm nghèo - Kỳ 3: Còn nhiều khó khăn, bất cập

“Chìa khóa” giảm nghèo - Kỳ 3: Còn nhiều khó khăn, bất cập

(GLO)- Mặc dù số lượng người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày càng tăng, song chủ yếu là lao động phổ thông ở các thị trường có thu nhập thấp. Bên cạnh đó, một số cơ chế hỗ trợ chưa phù hợp với các đối tượng có nhu cầu xuất khẩu lao động (XKLĐ). Thiếu vốn, thiếu thông tin và kiến thức, hạn chế về tay nghề cũng là rào cản khiến công tác XKLĐ gặp không ít khó khăn.
“Chìa khóa” giảm nghèo - Kỳ 2: Nhiều chính sách hỗ trợ lao động làm việc ở nước ngoài

“Chìa khóa” giảm nghèo - Kỳ 2: Nhiều chính sách hỗ trợ lao động làm việc ở nước ngoài

(GLO)- Nhằm thúc đẩy công tác đưa người lao động (NLĐ) làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, các ngành và địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ phù hợp. Trong đó, vay vốn, đào tạo nghề, giáo dục định hướng và hỗ trợ khởi nghiệp sau khi về nước là động lực để ngày càng có nhiều NLĐ đăng ký làm việc tại nước ngoài.
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với nhu cầu việc làm

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với nhu cầu việc làm

(GLO)- Sau khi tốt nghiệp, hầu hết sinh viên học tại phân hiệu các trường đại học đứng chân trên địa bàn tỉnh và Trường Cao đẳng Gia Lai đều tìm được việc làm phù hợp. Có được kết quả này là nhờ các cơ sở chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với thị trường lao động.
Triển khai các giải pháp sử dụng công nghệ số, dữ liệu số, chuyển đổi số để tăng năng suất lao động

Triển khai các giải pháp sử dụng công nghệ số, dữ liệu số, chuyển đổi số để tăng năng suất lao động

(GLO)- Là một trong những nội dung của Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký phê duyệt. Theo đó, chú trọng lồng ghép giải pháp tăng năng suất lao động vào các chương trình, cơ chế, chính sách xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số.