Tăng giá điện phải bảo đảm sự công bằng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không ít người tiêu dùng lâu nay vẫn thắc mắc tại sao càng dùng nhiều điện thì giá càng đắt, không giống các loại hàng hóa khác?

Các đợt tăng giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng thường khiến dư luận "dậy sóng" bởi nhu cầu dùng điện ngày càng tăng trong khi giá điện ngày càng đắt và tăng cấp theo bậc thang.

Trên thực tế, với đặc trưng kinh tế - kỹ thuật của ngành điện, việc sản xuất và cung ứng điện giá rẻ vào thời điểm phụ tải tăng cao là bất khả thi trong tình hình hiện nay.

Một phần đáng kể lượng điện năng vẫn được sản xuất từ các nguồn nhiên liệu không tái tạo được như than, dầu, khí... Giờ cao điểm với phụ tải tăng mạnh cũng chính là lúc hệ thống phải huy động các nguồn phát chi phí cao để đáp ứng nhu cầu. Do đó, sử dụng điện ít mới có giá rẻ. Tuy nhiên, điện là hàng hóa cực kỳ thiết yếu với đời sống người dân và hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.

Với tính chất nhạy cảm như vậy, không thể chậm trễ hơn nữa trong việc tìm phương án cải cách giá điện theo hướng hiệu quả, hài hòa lợi ích và bảo đảm khoa học.

Nội dung được quan tâm nhất hiện nay là cải cách biểu giá điện. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia đã áp dụng biểu giá điện sinh hoạt bậc thang như Nhật Bản, Hàn Quốc... cho thấy đây là giải pháp khá phù hợp. Với Việt Nam, trước mắt cũng chưa thể xóa bỏ cách tính giá điện theo bậc thang song cần tính toán số bậc phù hợp hơn với nhu cầu tiêu dùng điện trong bối cảnh đô thị hóa ngày càng nhanh.

Về lâu dài, áp dụng giá điện 2 thành phần - gồm công suất đăng ký và điện năng tiêu thụ - như chủ trương mà Bộ Công Thương giao EVN nghiên cứu mới đây có thể là bước tiến phù hợp. Theo đó, khách hàng dùng điện nếu gây ảnh hưởng tới hệ thống nhiều hơn, chẳng hạn sử dụng nhiều điện năng trong thời gian ngắn hoặc tập trung vào giờ cao điểm, sẽ phải trả chi phí cao hơn.

Lúc này, có thể có giá điện rẻ khi dùng nhiều và bảo đảm công bằng khi ngành điện thu hồi được chi phí đầu tư từ đúng địa chỉ. Cũng với mục tiêu bảo đảm công bằng, cần có phương án xóa bỏ bù chéo giá điện và hợp lý hóa các khoản hỗ trợ an sinh xã hội.

Trước mắt, khi chưa có phương án mới, các khoản hỗ trợ người nghèo, vùng sâu, vùng xa có thể tiếp tục được hạch toán vào giá điện nhưng cần tách bạch cụ thể. Sau đó, cần nghiên cứu lộ trình tiến tới ngân sách nhà nước chi cho các khoản này hoặc sử dụng từ các nguồn tài chính khác phù hợp quy định.

Để bảo đảm hài hòa giữa mục tiêu kinh tế với an sinh xã hội, thời gian qua, việc tính toán chi phí giá thành điện vẫn chưa được đầy đủ, vẫn mang màu sắc "bao cấp", có sự méo mó. Việc thu hút đầu tư vào ngành này vì thế gặp khó khăn, nền kinh tế đối diện với nguy cơ thiếu điện. Nhưng nếu tăng giá điện sẽ không tránh khỏi tác động đến đời sống của người dân và làm giảm động lực của nhiều ngành sản xuất.

Lộ trình cải cách toàn bộ ngành điện lực, cụ thể là sửa đổi Luật Điện lực, phải tháo cho được nút thắt khiến việc điều hành giá điện khó có lối ra như hiện nay. Trong đó, việc đưa bán lẻ điện về gần với giá thành cần được thực hiện song song với cơ chế giá điện công bằng.

Theo Thùy Dương (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...