Tản mạn rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Rừng có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người cũng như môi trường. Rừng cung cấp nguồn gỗ, củi phục vụ cho nhu cầu xây dựng và sinh hoạt của con người. Trong nhà, chắc chắn không thể thiếu một miếng gỗ hay thanh củi. 
Từ là cây đòn dông, rui, mè, cây cột, tấm vách cho đến tấm phản, chiếc giường, bộ bàn ghế hay cái tủ để thờ tổ tiên ông bà. Cũng như ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những ngôi nhà sàn, nhà dài, nơi sinh hoạt cộng đồng đều cấu thành từ gỗ. Thậm chí nó cũng được sử dụng thành những vật dụng bình thường như tấm thớt, tấm đòn ngồi... vô hồn mà thực dụng.
Đối với những công trình khác, gỗ cũng không thể thiếu. Và gỗ còn vượt không gian để xuất khẩu các loại hàng mỹ nghệ. Gỗ làm cầu bắc qua sông, suối phục vụ giao thông đường bộ, làm tà vẹt cho những đường ray tàu lửa xuyên suốt từ Bắc vào Nam; gỗ cùng với con người vượt sóng ra khơi bằng chiếc tàu để thu về những loài hải sản phục vụ cho nhu cầu đời sống hàng ngày. Vâng, phải nói rằng gỗ không chỉ đứng nguyên trên những cánh rừng mà nó len lỏi khắp mọi vùng miền của đất nước. Nó là người bạn thân thiết của chúng ta từ ngàn xưa.
Rừng không chỉ cho gỗ mà còn có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người cũng như môi trường, chẳng khác nào một chiếc máy điều hòa không khí khổng lồ. Rừng tạo ra oxy, lưu giữ nguồn nước. Rừng là nơi cư trú của nhiều loài động-thực vật và lưu giữ nhiều nguồn gen quý hiếm. Tác dụng của rừng không sao kể hết, chính nó đã bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn, bảo vệ sản xuất. Vai trò và lợi ích của rừng không những thấy được ở mặt nổi mà nó còn lợi ích ở mặt ngầm liên quan đến sức khỏe con người. Ngoài ra, độ che phủ của rừng còn là chỉ tiêu an ninh về biến đổi khí hậu trên trái đất.
Minh họa: Thủy Ngọc
Minh họa: Thủy Ngọc
Giá trị của rừng rất lớn. Thế nhưng do quan niệm sai lầm của một ít người, rừng bị tàn phá làm nương rẫy, trồng bắp, trồng mì phục vụ cái ăn trước mắt. Vì thế, nạn phá rừng ngày càng nhiều dẫn đến tình trạng lũ lụt gây chết người, hại của. Ai cũng nhận ra điều đó, nhưng vì lòng tham, vì tính ích kỷ dẫn đến nạn phá rừng không thương tiếc của một bộ phận lâm tặc ngày đêm lén lút khai thác. Cha ông ta thường nói “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”. Ấy vậy mà lời báo động trên không ngăn cản được sức hủy diệt rừng ngày càng trắng trợn, tinh vi đến lúc rừng phải “kêu cứu”.
Phải chăng thuyết Vô vi của Lão Tử từ ngàn xưa đã nhận ra điều ấy. Vô vi nghĩa là không làm nhưng không phải không làm là lười nhác mà không làm ở đây là làm ngược lại với tự nhiên và xã hội quanh ta. Cả thế giới hiện nay đã báo động về biến đổi khí hậu và kêu gọi chung tay phòng-chống biến đổi khí hậu trước nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống con người. Không nói đến trên thế giới mà chỉ nhìn riêng ở nước ta thôi cũng đã rõ. Môi trường sống ngày càng khắc nghiệt hay nói cách khác là sự trả thù của mẹ thiên nhiên đối với con người là nhãn tiền mà chúng ta phải gánh chịu. Nhiệt độ trên trái đất ngày càng nóng lên, lũ lụt ngày càng nhiều gây nên bao cảnh thương tâm. Thậm chí sau những trận lũ lụt lại gieo mầm dịch bệnh bùng phát.
Trước đây, thời tiết chuyển động theo mùa, theo quy luật rất dễ đoán định. Nhưng hiện nay khó có thể nhận biết thiên tai xảy ra lúc nào, mùa nào. Sự biến động của thiên nhiên luôn rập rình mặc dù với khoa học kỹ thuật tiến bộ đến đâu cũng chỉ dự báo cận kề chứ không thể ngăn chặn được sự tàn phá của nó. Ngoài sự tàn phá của bão lũ, con người còn phải đương đầu với nạn sóng thần, động đất... Người dân đồng bằng sông Cửu Long còn nơm nớp lo ngại hiện tượng ngập mặn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất, cây trồng mà trước đây hiếm khi xảy ra. Vùng núi cao ở miền Bắc và miền Trung năm nào cũng xảy ra hiện tượng sạt lở đất vùi lấp nhà cửa, gây chết người.
Vâng, những biến đổi khí hậu thất thường, diễn biến thiên tai phức tạp đang đe dọa đến mạng sống và thiệt hại nặng nề đến đời sống con người. Có nhiều nguyên nhân để lý giải, nhưng nguyên nhân trực tiếp và nguy hại chính là do nạn phá rừng. Những kẻ dã tâm chỉ vì lợi ích cá nhân mà quên đi tác hại của việc mình làm. Phá rừng không chỉ hủy hoại của cải tài nguyên quốc gia mà tác hại của nó có thể còn kéo dài chưa biết đến bao giờ. Chất lượng cuộc sống sẽ ra sao cho nhiều thế hệ tương lai khi mà độ che phủ rừng không còn nữa?
Chúng ta hãy chung tay giữ lấy rừng, đừng để cửa rừng đã đóng mà “máu rừng vẫn chảy”!
NGUYỄN TẤN HỶ

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.