Tai tiếng Monsanto: Hồi chuông cảnh tỉnh cho Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Phán quyết của tòa án Mỹ buộc Công ty Monsanto bồi thường 289 triệu USD cho ông Dewayne Johnson, bị ung thư sau khi sử dụng thuốc diệt cỏ chứa glyphosate, một lần nữa khơi lại cuộc tranh luận nảy lửa.

Trao đổi với phóng viên ngày 14-8, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), cho biết tại Việt Nam hiện nay, các sản phẩm thuốc BVTV có hoạt chất glyphosate hầu hết do Monsanto phân phối cho các doanh nghiệp khác.

Tranh cãi kịch liệt

Trên thế giới, glyphosate đã có lịch sử sử dụng hơn 40 năm và được 160 quốc gia cho phép. Riêng ở Việt Nam, theo Cục BVTV, lượng glyphosate sử dụng rất lớn, mỗi năm khoảng 30.000 tấn, chiếm 30% lượng thuốc BVTV nói chung và chiếm 60% trong nhóm thuốc trừ cỏ. Glyphosate được sử dụng rộng rãi nhất để phòng trừ cỏ dại trên các loài cây chủ lực như cà phê, cao su, chè, mía, lúa, trái cây, bắp...

Theo ông Nguyễn Văn Thiệu, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc BVTV Việt Nam (VIPA), các cơ quan quản lý ngành đã có kế hoạch cấm glyphosate ở Việt Nam.

"Dư luận chung về thuốc diệt cỏ không tốt, nhất là sau vụ việc ở Lào Cai hồi đầu năm, bà con nông dân miền cao sử dụng thuốc diệt cỏ trôi xuống đồng bằng đã gây ra vài vụ ngộ độc. VIPA đã có văn bản ủng hộ loại bỏ glyphosate gửi đến Cục BVTV. Hiện tại, thuốc diệt cỏ chứa glyphosate được nông dân tin dùng do hiệu quả cao và giá rẻ. Trên thị trường chỉ có một loại thuốc diệt cỏ khác có khả năng thay thế glyphosate nhưng giá cao hơn rất nhiều. Nếu cấm hẳn glyphosate sẽ dẫn đến tình trạng độc quyền, đẩy giá loại thuốc này. Ngoài ra, nếu loại bỏ glyphosate thì cơ quan quản lý cần đưa ra lộ trình để các công ty giải quyết hết số thuốc tồn kho" - ông Thiệu nêu ý kiến.

Hiệu quả kinh tế cũng là một lý do mà giới nông dân Anh dè chừng về lệnh cấm glyphosate, theo báo Sydney Morning Herald (Úc). Ông Guy Smith, Phó Chủ tịch Nghiệp đoàn Nông dân quốc gia Anh, thừa nhận glyphosate giúp sản lượng lương thực cao hơn, giá cả lương thực thấp hơn và cắt giảm các chất khí thải gây hiệu ứng nhà kính qua việc giảm sử dụng máy kéo. Ngoài ra, tiến sĩ C D Mayee, cựu Giám đốc Viện Nghiên cứu Bông vải Trung ương Ấn Độ (CICR), xác nhận có 180 công trình nghiên cứu khẳng định glyphosate an toàn.

Dù vậy, PGS-TS Nguyễn Thơ, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật BVTV Việt Nam (VNPPA), vẫn khẳng định vụ Monsanto bị tuyên bồi thường 289 triệu USD là hồi chuông cảnh tỉnh cho Việt Nam. "Tình trạng lạm dụng thuốc BVTV, nhất là thuốc diệt cỏ, của Việt Nam rất nghiêm trọng, gây thoái hóa đất, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người dân. Điều đau lòng là tỉ lệ mắc ung thư đang cao ở các vùng nông thôn, miền núi hẻo lánh, nơi không bị ô nhiễm công nghiệp mà bị ảnh hưởng bởi chính hóa chất dùng trong nông nghiệp" - PGS-TS Thơ nhấn mạnh.

Ông cảnh báo thêm việc sử dụng thuốc BVTV bừa bãi cũng gây tồn dư trên nông sản, làm đầu ra khó khăn trong khi Việt Nam đang kêu gọi phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. "Do đó, Việt Nam cần mạnh dạn cấm thuốc diệt cỏ glyphosate càng sớm càng tốt. Nên nhớ, Monsanto cũng là nhà sản xuất chất độc da cam mà quân đội Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam và hậu quả vẫn nặng nề đến ngày nay" - PGS-TS Thơ nói.

 

Phun thuốc diệt cỏ ở Đồng Tháp
Phun thuốc diệt cỏ ở Đồng Tháp



Chống nhiều hơn

Quan điểm coi trọng sức khỏe người dân được nhiều chuyên gia quốc tế chia sẻ. Bà Carey Gillam - Giám đốc nghiên cứu tại Right to Know (Mỹ), tổ chức phản đối các sinh vật biến đổi gien - quả quyết rằng đã đến lúc nhà chức trách trên toàn cầu hành động để bảo vệ sức khỏe công chúng chứ không phải lợi nhuận doanh nghiệp.

Rất nhanh chóng, chính phủ Pháp đã hoan nghênh "phán quyết lịch sử" tại Mỹ và Tổng thống Emmanuel Macron tuyên bố nước ông sẽ cấm glyphosate trong vòng 3 năm tới. Ông Laurent Pinatel, phát ngôn viên Tổng Liên đoàn Nông dân ở Pháp, cũng khẳng định bản án đối với Monsanto là "bằng chứng cho thấy phải chấm dứt việc sử dụng các thuốc diệt cỏ". Còn bà Suzanne Dalle, đặc trách về nông nghiệp trong tổ chức Hòa Bình Xanh Pháp, kêu gọi người dân tiếp tục đấu tranh để chất glyphosate bị cấm hoàn toàn ở Pháp và châu Âu.

Bên ngoài châu Âu, một thẩm phán ở Brazil gần đây đã đình chỉ việc sử dụng thuốc diệt cỏ có glyphosate. Trong khi đó, báo Times of India đưa tin các nhà hoạt động ở Ấn Độ cho rằng đến lúc nhà chức trách nước này thức tỉnh và cấm hóa chất gây tranh cãi nói trên. Thủ lĩnh Nghiệp đoàn Nông dân Shetkari Sangathana, ông Vijay Jawandhia, cho rằng glyphosate gây hại như thuốc lá, đồng thời ủng hộ việc áp dụng các biện pháp với glyphosate tương tự đối với thuốc lá. Các bang Andhra Pradesh và Telangna đã ra lệnh hạn chế bán glyphosate trong mùa cây bông vải tăng trưởng.

Quay lại Việt Nam, trước lo ngại không có giải pháp thay thế khi cấm thuốc trừ cỏ glyphosate, PGS-TS Nguyễn Thơ nhấn mạnh trên thực tế Việt Nam đã có nhiều mô hình trồng trọt không trừ cỏ mà nuôi cỏ để bảo vệ đất, tránh xói mòn và bổ sung chất hữu cơ cho đất. "Tiếc rằng những mô hình này chưa được nhân rộng nên ít người biết trong khi các tập đoàn hóa chất lại chi tiền khủng để rỉ vào tai nông dân về việc sản xuất nông nghiệp là phải dùng thuốc diệt cỏ" - vị PGS-TS bày tỏ.


"Không đem người dân ra làm chuột bạch!"

Trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Người Lao Động, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục BVTV, khẳng định: "Chúng tôi chủ động và đang chờ phán quyết về vụ Monsanto tại phiên phúc thẩm ở Mỹ, đồng thời liên hệ với các tổ chức quốc tế, các quốc gia đã cấm sử dụng glyphosate. Nếu có đủ bằng chứng ảnh hưởng sức khỏe con người, sẽ lập tức loại bỏ hoạt chất này khỏi danh mục sử dụng tại Việt Nam".

Theo ông Trung, phán quyết của tòa án Mỹ mới đây - cho rằng thuốc diệt cỏ Roundup của Monsanto và các sản phẩm chứa glyphosate có liên quan gây nguy hiểm cho người sử dụng - là một bước tiến rất mới. Trước đây, đã có nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề glyphosate có ảnh hưởng sức khỏe con người, cụ thể là gây ung thư hay không nhưng kết quả tới nay chưa ngã ngũ.

Ông Trung cho biết thêm phía Monsanto đang phản hồi rất mạnh, với lập luận glyphosate không gây ung thư và chứng minh bằng khoảng 800 nghiên cứu mà họ tiến hành. Ngược lại, Viện Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) và một loạt cơ quan nghiên cứu khác xếp glyphosate vào nhóm 2A (nhóm có khả năng gây ung thư cao cho con người). "Chính vì vậy, Cục BVTV theo dõi sát các vụ việc liên quan đến glyphosate. Ngay từ năm 2015, khi có tranh cãi ở châu Âu, cục đã báo cáo Bộ NN-PTNT. Từ tháng 4-2016, bộ quyết định dừng cho đăng ký mới và kéo dài đến nay" - ông Trung nhấn mạnh.

Cũng theo ông Trung, Cục BVTV vừa hoàn chỉnh 6 báo cáo về mặt kỹ thuật đối với 4 hoạt chất và đang xem xét 3 hoạt chất khác (bao gồm glyphosate). Với hoạt chất gây nhiều tranh cãi này, hiện có 2 luồng ý kiến. Một là ủng hộ loại bỏ vì chỉ cần có nghi vấn gây ung thư đã đủ để không đem tính mạng người dân ra "làm chuột bạch". Hai là yêu cầu xem xét kỹ việc cấm sử dụng vì glysophate trừ cỏ rất hiệu quả, được 160 nước sử dụng cho đến nay trong khi chưa có kết luận cuối cùng về nghi vấn gây ung thư. Hai luồng ý kiến trái nhau khiến Cục BVTV rất thận trọng và tiếp tục lấy ý kiến, đặc biệt là chờ kết quả phúc thẩm của vụ việc tại Mỹ trong 45 ngày tới. Nếu tòa phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm thì có thể xem đây là căn cứ rất mạnh để Bộ NN-PTNT xem xét loại bỏ glyphosate.

Dù vậy, ông Trung nhấn mạnh chính phủ hay Bộ NN-PTNT không khuyến khích người dân lạm dụng các biện pháp hóa học mà khuyến khích sử dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực BVTV để hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ, một nền nông nghiệp sạch.


 

V.Duẩn


Ngọc Ánh - Lục San (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.
Dịch tả lại hoành hành châu Phi

Dịch tả lại hoành hành châu Phi

(GLO)-Ngày 17/3, TTXVN tại châu Phi dẫn thông tin từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết trong đợt dịch tả đang bùng phát tại một số quốc gia thuộc châu lục này, giới chức y tế đã ghi nhận tổng cộng 53.660 ca mắc bệnh kể từ tháng 2 vừa qua đến nay, trong đó 1.282 ca tử vong.
ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

(GLO)-Theo TASS, trong lệnh bắt ngày 17-3, Tòa hình sự quốc tế ( ICC) cho biết họ nghi ngờ ông Putin đã trục xuất bất hợp pháp trẻ em và đưa người bất hợp pháp từ lãnh thổ Ukraine sang Nga.