Tại sao châu Phi lại đẩy mạnh ứng dụng cây trồng công nghệ sinh học?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Báo cáo mới nhất của Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp (ISAAA) về tình hình cây trồng công nghệ sinh học/biến đổi gen được thương mại hoá năm 2019 cho thấy, châu Phi hiện đang dẫn đầu tiến bộ trong việc ứng dụng cây trồng công nghệ sinh học trên toàn cầu.
Điều này thể hiện ở việc tại châu lục này đã tăng gấp đôi số lượng quốc gia áp dụng công nghệ sinh học trong năm 2019.
Châu Phi được coi là khu vực có tiềm năng hưởng lợi lớn nhất từ việc ứng dụng cây trồng công nghệ sinh học bởi phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến nghèo đói và suy dinh dưỡng diễn ra tại châu lục này. 
Nếu như năm 2018, các nước ứng dụng công nghệ sinh học tại đây mới có Nam Phi, Sudan, Vương quốc eSwatini, thì đến năm 2019 đã tăng thêm 3 quốc gia (Malawi, Nigeria và Ethiopia) quyết định khai thác lợi ích của các giống cây trồng này. 
Ngoài ra, Kenya đã công bố việc thương mại hoá bông công nghệ sinh học vào cuối năm 2019 và chính thức bắt đầu canh tác vào năm 2020.

Giống bông Bt được kỳ vọng mang lại lợi nhuận cao cho nông dân Kenya, một quốc gia châu Phi vừa thương mại hoá bông công nghệ sinh học vào cuối năm 2019 và chính thức bắt đầu canh tác vào năm 2020.
Giống bông Bt được kỳ vọng mang lại lợi nhuận cao cho nông dân Kenya, một quốc gia châu Phi vừa thương mại hoá bông công nghệ sinh học vào cuối năm 2019 và chính thức bắt đầu canh tác vào năm 2020.
Bên cạnh bước tiến này, những tiến bộ đáng kể trong việc nghiên cứu cây trồng công nghệ sinh học, quy định pháp luật cũng như sự chấp thuận đã được thấy rõ tại Mozambique, Niger, Ghana, Rwanda và Zambia.
Với sự tham gia của 3 quốc gia châu Phi, số lượng các quốc gia canh tác cây trồng công nghệ sinh học đã tăng lên con số 29 vào năm 2019, từ 26 quốc gia năm 2018.
Trong đó, năm quốc gia dẫn đầu với diện tích cây trồng công nghệ sinh học lớn nhất là Mỹ, Brazil, Argentina, Canada và Ấn Độ. 
Với tỷ lệ ứng dụng cao các cây trồng công nghệ sinh học chính tại các quốc gia này, có khoảng 1,95 tỷ người, tương đương với 26% dân số thế giới, được hưởng lợi từ công nghệ sinh học vào năm 2019. 
Năm 2019, tổng cộng có 190,4 triệu héc-ta cây trồng công nghệ sinh học đã được canh tác tại 29 quốc gia trên, góp phần quan trọng vào giải quyết các vấn đề về an ninh lương thực, tính bền vững, giảm thiểu biến đổi khí hậu cũng như nâng cao đời sống của hơn 17 triệu nông dân ứng dụng công nghệ sinh học cùng gia đình của họ trên toàn cầu. 
Tốc độ tăng trưởng diện tích vùng trồng cây công nghệ sinh học đạt đến hai con số đã được ghi nhận tại các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là ở Việt Nam, Philippines và Colombia.
"Trong cuộc cách mạng xanh, bước nhảy vọt về năng suất đã đạt được thông qua việc sử dụng máy móc và thuốc trừ sâu cũng như phân bón hoá học; tại giai đoạn này của cuộc cách mạng xanh lần thứ hai, công nghệ sinh học đang đóng vai trò gia tăng trong việc giúp các nông trại nâng cao năng suất và lợi nhuận hơn nữa. Mặc dù xu hướng các công ty nông nghiệp lớn liên kết với các nông hộ nhỏ đã gây ra nhiều hoài nghi thậm chí chỉ trích, tuy nhiên điều tích cực là năng suất ở quy mô nông hộ nhỏ có tiềm năng nhân lên gấp nhiều lần" - Tiến sĩ Paul S. Teng, Chủ tịch Hội đồng ISAAA cho biết.
Rất nhiều nông dân tại Châu Phi đã thể hiện nhận thức và đánh giá cao hơn về công nghệ sinh học. Đặc biệt, các nhà lãnh đạo nông dân tại Kenya đã lấy lại niềm hy vọng đối với lợi nhuận từ việc trồng bông nhờ vào việc canh tác giống bông Bt năm 2020. 
"Bông Bt mang đến cho tôi cơ hội vàng để chu cấp cho gia đình và đảm bảo tương lai cho các con của tôi" - ông Francis Apailo, nông dân trồng bông tại miền tây Kenya chia sẻ. 
Với nhận thức cao hơn về công nghệ, những người nông dân Châu Phi được kỳ vọng sẽ ứng dụng cây trồng công nghệ sinh học để đem lại những tác động tích cực tới gia đình của họ cũng như cả châu lục. 
Tính đến năm 2019, đã có có 29 quốc gia trên thế giới đã canh tác cây trồng công nghệ sinh học.
Tại châu Phi số lượng quốc gia ứng dụng công nghệ sinh học đã tăng gấp đôi từ 3 thành 6 quốc gia trong năm 2019. Tỷ lệ ứng dụng cao tại 5 quốc gia dẫn đầu trong việc ứng dụng công nghệ sinh học đã tạo ra tác động tới 1.95 tỷ người dân trên toàn cầu.
Tốc độ tăng trưởng hai con số được ghi nhận tại ba quốc gia: Việt Nam, Philippines và Colombia.
Theo Dân Việt

https://danviet.vn/tai-sao-chau-phi-lai-day-manh-ung-dung-cay-trong-cong-nghe-sinh-hoc-20201210211948796.htm

Có thể bạn quan tâm

Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.