Tác dụng thần kỳ của loại rau quen thuộc, giúp "cứu" được rất nhiều bệnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngải cứu từ lâu đã được xem như một loại thuốc quý, được chế biến vào trong các món ăn hàng ngày giúp cải thiện sức khỏe.
 

 

Cải thiện hệ tiêu hóa

Ngải cứu thường được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan tới vấn đề tiêu hóa. Nó được dùng để giảm chứng khó tiêu và kích thích tiêu hóa tốt hơn vì nó có khả năng thúc đẩy sản xuất mật, hỗ trợ túi mật và sức khỏe của gan. Nó đặc biệt hiệu quả khi kết hợp với một loại thảo mộc khác như gừng, bạc hà.

Trị đau bụng kinh

Ngải cứu có thể giúp bạn giảm bớt các cơn đau khi đến ngày “đèn đỏ”. Bằng cách dùng 12g ngải diệp, hương phụ chế giấm 20g. Sau đó đem sắc nước, thêm 1 chén nhỏ giấm, đun sôi lại, uống lúc còn ấm.

Trị kinh nguyệt không đều

Nếu bạn bị kinh nguyệt kéo dài hay kinh nguyệt diễn ra thất thường, ảnh hưởng tới cuộc sống thì có thể sử dụng bài thuốc sau: lấy 500g hương phụ và ngải cứu, tá dược vừa đủ 1 lít. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30ml, uống 1 giờ trước bữa ăn sáng và tối.

Hoặc các chị em có thể dùng ngải cứu nấu thành món ăn vừa ngon lại dễ làm. Lấy 1 nắm rau ngải non, thịt lợn nạc 100 - 150g. Rau ngải rửa sạch còn thịt lợn đem băm nhỏ, tẩm ướp gia vị, xào cho ngấm. Sau đó cho nước vào đun sôi, cho rau ngải vào đun chín, nêm gia vị vừa ăn. Ngày ăn 1 lần.

Trị đau đầu

Những áp lực công việc, căng thẳng, lo lắng khiến bạn bị đau đầu. Tuy nhiên bạn có thể làm món trứng gà tráng ngải cứu để giảm bớt cơn đau. Cho một nắm lá ngải cứu thải nhỏ vào bát đánh tan với trứng gà, nêm nếm gia vị vừa miệng. Sau đó đổ vào chảo rán chín thành món ăn ngon giúp máu lưu thông.

Trị nhức mỏi khớp, viêm khớp

Ngải cứu có thể được dùng để giãn cơ bắp. Nhờ có tác dụng chống viêm nên ngải cứu có thể giúp giảm các cơn đau do viêm khớp, thấp khớp. Nấu một nồi nước lá ngải cứu, cho vào bồn tắm, nằm ngâm thân mình nước không chỉ làm dịu các cơn đau mà còn giúp các chị em đẹp da.

Điều trị cảm cúm

Ngải cứu cực hữu dụng cho việc trị cảm cúm, ho do lạnh bằng cách lấy 300g ngải cứu cùng 100g lá khuynh diệp, 100g lá bưởi đem nấu với 2 lít nước. Đun sôi sau đó xông khoảng 15 phút. Thực hiện liên tục trong 2-3 ngày sẽ đỡ.

Dương Dương/SKĐS

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.