Sức sống mãnh liệt của thi ca

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những ngày qua, nhiều địa phương trên cả nước rộn ràng tổ chức Ngày thơ Việt Nam 2024.

Đúng nghĩa là một lễ hội, Ngày thơ Việt Nam lan tỏa sức sống mãnh liệt của thi ca đến khắp mọi miền, tạo ra những hòa âm tuyệt đẹp.

Từ năm 2003, Hội Nhà văn Việt Nam đã quyết định lấy rằm tháng giêng âm lịch hằng năm, ngày Bác Hồ viết bài thơ "Nguyên tiêu" từ rằm tháng giêng Mậu Tý (1948) làm "Ngày thơ Việt Nam". Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ "Nguyên tiêu" mãi vang vọng cùng non sông đất nước và hiện hữu như một áng thơ tuyệt mỹ trong tâm hồn mỗi người dân Việt. Từ đó đến nay, vào ngày rằm tháng giêng hằng năm, trên khắp mọi miền đất nước đều diễn ra nhiều hoạt động phong phú để vui đón Ngày thơ, thể hiện tình yêu lớn lao với thơ như một nét độc đáo trong văn hóa Việt Nam.

Năm nay, nhiều địa phương tổ chức Ngày thơ sinh động, phong phú. Tại TP HCM, từ năm 2024, Ngày thơ Việt Nam do Hội Nhà văn TP HCM tổ chức chính thức trở thành một trong những hoạt động văn hóa kỷ niệm những ngày lễ lớn của TP HCM. Năm nay, TP HCM chọn chủ đề "Thành phố này tôi đến tôi yêu" với nhiều hoạt động phong phú: hội thảo, tọa đàm, đường thơ, sân thơ trẻ, sân thơ thiếu nhi và phát động cuộc thi thơ "Nhân nghĩa đất phương Nam" lần 2. Năm nay tỉnh Thái Nguyên chọn chủ đề Ngày thơ là "Chắp cánh tâm hồn thơ". Các tỉnh, thành: Nghệ An, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Cần Thơ, Tiền Giang… đều long trọng tổ chức Ngày thơ với nhiều nội dung phong phú. Một số địa phương đưa thơ đến công chúng rộng rãi như hội thơ ở xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên duy trì suốt 25 năm qua…

Theo nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Ngày thơ là một hoạt động đặc biệt để tôn vinh thi ca, lan tỏa vẻ đẹp và sự cần thiết của thi ca sâu rộng hơn nữa trong đời sống. Tại đây, các nhà thơ thấu hiểu hơn vẻ đẹp và sứ mệnh trong sự sáng tạo thi ca của mình, tìm thấy sự gắn kết giữa con người với con người, giữa cá nhân nhà thơ và cộng đồng rộng lớn, là nguồn cảm hứng lớn lao cho sự sáng tạo lặng lẽ.

Đối với người Việt Nam, thơ còn là biểu hiện của sự trường tồn. Thơ đi cùng chiều dài lịch sử của dân tộc, thơ tạo thành sức mạnh chiến đấu, trong thơ có chất thép kiên cường. Hàng trăm, hàng ngàn nhà thơ đi cùng những cuộc kháng chiến của đất nước, làm thơ, chiến đấu, hy sinh như những người anh hùng, "Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy/ Bên những dũng sĩ đuổi xe tăng địch ngoài đồng và hạ trực thăng rơi" (Chế Lan Viên). Đất nước hòa bình, nhà thơ góp phần vào dựng xây đất nước bằng những vần thơ nóng bỏng chất liệu sống và những ưu tư để cùng đánh thức tiềm lực, đưa đất nước vượt khó, phát triển nhanh và bền vững.

Thơ đi cùng cái đẹp vĩnh hằng. Thơ thanh lọc tâm hồn. Thơ chắp cánh cho những ước mơ cao đẹp. Thơ vẫn có giá trị trong tâm thức, trong đời sống của người Việt, thơ không chìm lấp trong những nhộn nhạo thường ngày. Mỗi năm, Ngày thơ Nguyên tiêu để nhắc nhớ, để tôn vinh những giá trị bất biến của thi ca, còn là thể hiện lòng biết ơn với tiền nhân và những người đã hy sinh cho dân tộc; kỳ vọng vào sự phát triển đi lên của đất nước và thơ luôn đồng hành với người dân Việt Nam trên mọi hành trình.

Có thể bạn quan tâm

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.