Suất cơm 0 đồng tiếp thêm sức để bệnh nhân chiến đấu với bệnh tật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Một buổi chiều mùa hè Hà Nội giữa cái nóng gay gắt của đợt nắng mới, tôi tìm đến con ngõ nhỏ 15 phố Phương Mai, Đống Đa – nơi có ngôi nhà của những yêu thương phát những suất cơm 0 đồng từ thiện đầy nghĩa tình.
Chị Thúy cùng các bạn tình nguyện tại nhà ăn cơm 0 đồng Bạch Mai

Chị Thúy cùng các bạn tình nguyện tại nhà ăn cơm 0 đồng Bạch Mai

Từ lâu nhà ăn cơm 0 đồng ở phố Phương Mai đã trở thành điểm đến mỗi chiều từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần của những bệnh nhân nghèo, người yếu thế trong xã hội để nhận những suất cơm chan chứa tình yêu thương của những người đầu bếp như chị Thúy cùng các bạn tình nguyện viên tại đây.

Bệnh nhân xếp hàng dài chờ nhận cơm

Bệnh nhân xếp hàng dài chờ nhận cơm

Khi tôi đến nơi, bà con đã xếp hàng dài từ đầu ngõ đến số 15 để chờ tới lượt nhận suất cơm từ thiện. Dưới cái trời nắng nóng oi bức của Hà Nội những ngày cuối tháng 5, mồ hôi mọi người túa ra ướt đẫm trên khuôn mặt khắc khổ, nhưng ai nấy đều ánh lên niềm vui phấp phới vì có được suất cơm miễn phí đầy đặn, ngon miệng, đảm bảo chất lượng dinh dưỡng.

Khi được hỏi về việc nhận suất cơm 0 đồng tại nhà chị Thúy mỗi chiều bác Thanh (65 tuổi, quê Bắc Giang) đang điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương niềm nở nói: “Chiều nào cứ đến tầm hơn 3 giờ là bác lại xuống đây để nhận cơm. Các cô cùng các cháu tình nguyện ở đây rất tốt, suất cơm nào cũng đầy đặn thơm ngon mà hoàn toàn miễn phí. Bệnh nhân khó khăn như bác cảm thấy vô cùng quý giá với những suất cơm như vậy. Phải cảm ơn rất nhiều tấm lòng của các anh chị ở nhà ăn Bạch Mai”.

Bà con vui mừng nhận suất cơm 0 đồng

Bà con vui mừng nhận suất cơm 0 đồng

Càng về chiều dòng người xếp hàng đến nhà ăn 0 đồng Bạch Mai càng đông. Chị Thúy phải cố gắng ổn định hàng dài người xếp hàng phía sau để đảm bảo trật tự cho khu phố. Đôi tay các bạn tình nguyện viên thoăn thoắt xới cơm, canh, lấy dụng cụ đồ ăn trao cho những bệnh nhân đến nhận. Giọt mồ hôi lăn dài trên má, ướt bết mái tóc thực sự khiến bao người cảm động.

“Hoạt động phát cơm từ thiện này chị đã duy trì từ lâu, xung quanh khu Phương Mai có rất nhiều bệnh viện lớn, đông bệnh nhân mà đa phần là người nghèo, già cả nên việc làm tuy nhỏ nhưng chị rất vui, chỉ mong sao giúp đỡ phần nào cho những người khó khăn trong xã hội. Đây cũng là việc làm công tác xã hội xuất phát từ trái tim, tấm lòng của chị cùng các anh chị em, các bạn tình nguyện viên”, chị Thúy vừa lấy tay thấm mồ hôi vừa chia sẻ cùng tôi.

Suất cơm từ thiện đầy ắp nghĩa tình

Suất cơm từ thiện đầy ắp nghĩa tình

Quả thực nhà ăn 0 đồng Bạch Mai là mái nhà của tình yêu thương, nơi hoạt động công tác xã hội mang nghĩa cử nhân văn cao đẹp được cả cộng đồng đánh giá cao và trân trọng.

Các bạn tình nguyện viên vệ sinh dụng cụ sau buổi phát cơm

Các bạn tình nguyện viên vệ sinh dụng cụ sau buổi phát cơm

Tại đây, hàng ngàn suất cơm miễn phí đã được trao đến với bệnh nhân nghèo, người yếu thế trong xã hội như một cách để hỗ trợ, động viên cho họ có thêm sức chiến đấu với bệnh tật. Có những bệnh nhân sau khi khỏi bệnh đã xin tới nhà ăn để làm công việc phụ giúp, hỗ trợ cho những bệnh nhân khác. Mỗi suất cơm tại Bạch Mai hoàn toàn miễn phí nhưng lại chất chứa triệu yêu thương mà những người như chị Thúy ở đây gửi gắm đến mỗi bệnh nhân nghèo từ khắp mọi nơi.

Có thể bạn quan tâm

Lan tỏa những giá trị nhân văn

Lan tỏa những giá trị nhân văn

Gần 2 tuần trôi qua từ sau khi 7 “người hùng” lao vào cứu người trong vụ tai nạn giao thông trên cầu Phú Mỹ ngày 8-8, nhưng câu chuyện truyền cảm hứng này và việc biểu dương những người dũng cảm lao vào cứu người bên lằn ranh sinh tử vẫn tiếp tục lan tỏa.
Lớp thư pháp đặc biệt dành cho trẻ em khuyết tật

Lớp thư pháp đặc biệt dành cho trẻ em khuyết tật

(GLO)- Lớp học có tên là “Thư pháp An Yên” dành cho các em nhỏ tại Trung tâm Phát triển giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật An Yên (TP. Pleiku). Dù bị câm điếc, tự kỷ, thiểu năng trí tuệ, song khi tham gia lớp học, nhiều em đã bộc lộ niềm yêu thích đặc biệt với nghệ thuật thư pháp.
Đêm nhạc “Cho đi là còn mãi”: Kết nối yêu thương

Đêm nhạc “Cho đi là còn mãi”: Kết nối yêu thương

(GLO)- Với mục đích kêu gọi kinh phí giúp đỡ 5 em thiếu nhi mắc bệnh hiểm nghèo ở huyện Đak Đoa, tối 2-8, chị Đông Lại-Chủ nhà hàng Phước Lâm Viên, anh Lê Xuân Sáng-Chủ Babershop Xuân Sáng Đak Đoa kết nối với nhạc sĩ Tô Hiếu (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức đêm nhạc gây quỹ với chủ đề “Cho đi là còn mãi”.
Tiến sĩ trẻ đam mê công tác xã hội

Tiến sĩ trẻ đam mê công tác xã hội

Đó là TS Hoàng Viết Hiền, giảng viên Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, người lập nhóm từ thiện Thiện Tâm, trực tiếp hướng dẫn các bạn trẻ làm việc thiện, sống tử tế trong nhiều năm qua.
Những “hiệp sĩ” hiến máu tình nguyện

Những “hiệp sĩ” hiến máu tình nguyện

(GLO)- Luôn tâm niệm “Một giọt máu cho đi-Một cuộc đời ở lại”, nhiều bạn trẻ thế hệ 9X ở Gia Lai xem việc hiến máu như một thói quen, với tần suất từ 3-4 lần/năm. Hành động của họ đã góp phần lan tỏa lối sống đẹp trong cộng đồng.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Trung hết mình với người bệnh

Bác sĩ Nguyễn Xuân Trung hết mình với người bệnh

(GLO)- Thiếu tá-bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Xuân Trung-Chủ nhiệm Khoa Nội chung (Bệnh viện Quân y 15) luôn thấu hiểu, đồng cảm với người bệnh, ra sức chăm sóc, điều trị với tất cả trách nhiệm của người thầy thuốc. Nhờ đó, anh được đồng nghiệp và người bệnh tín nhiệm và trân quý.
Đinh Klơng: Tận tụy vì bình yên buôn làng

Đinh Klơng: Tận tụy vì bình yên buôn làng

(GLO)- Hơn 12 năm làm Công an viên thôn 5 (xã Pờ Tó, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), anh Đinh Klơng luôn tận tụy với công việc được giao, vượt qua khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần bảo đảm bình yên cho buôn làng.