Sự tích và những nước nào ở Châu Á đón Tết Đoan Ngọ 5.5

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tết Đoan Ngọ diễn ra ngày 5.5 âm lịch - tức 25.5 năm nay. Ở Trung Quốc có nhiều sự tích được lưu truyền rộng rãi để nói về nguồn gốc của ngày này.

 

 Người Trung Quốc có phong tục ăn bánh tro vào dịp Tết Đoan ngọ. Ảnh: CGTN.
Người Trung Quốc có phong tục ăn bánh tro vào dịp Tết Đoan ngọ. Ảnh: CGTN.





Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc có nhiều hoạt động như chèo thuyền, ăn bánh tro (hay được gọi là Zongzi trong tiếng Trung Quốc) và treo cây ngải ở ngoài cửa.

Tết Đoan Ngọ là 1 trong 4 lễ hội truyền thống của Trung Quốc, có lịch sử kéo dài hơn 2 thiên niên kỷ. Đây là lễ hội Trung Quốc đầu tiên được xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể của thế giới năm 2009, theo CGTN.

Có nhiều câu chuyện lưu truyền về nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ, trong đó phổ biến nhất là câu chuyện về nhà thơ Khuất Nguyên (Qu Yuan).

Cái chết của Khuất Nguyên

Khuất Nguyên (340-278 trước công nguyên) sinh ra trong thời Chiến Quốc (475- 221 trước công nguyên), khi 7 quốc gia cổ đại ở Trung Quốc ngày nay tranh giành quyền thống trị bằng chiến tranh mở rộng lãnh thổ. Khuất Nguyên là người nước Sở. Khuất Nguyên làm tới chức Tả Đồ cho Sở Hoài vương và được vua yêu quý nhưng sau đó bị quan lại ganh tài tìm cách hãm hại. Đến cuối đời ông bị lưu đày, thất chí gieo mình xuống sông Mịch La tự tử vào đúng ngày 5.5 âm lịch. 

Để tưởng nhớ về con người và cái chết bi ai của Khuất Nguyên, người nổi tiếng với tập thơ Ly tao bất hủ, hàng năm người dân địa phương dùng mái chèo tạo sóng ở trên sông để đuổi cá đi và cho cá ăn bánh tro để cá không ăn thi thể của Khuất Nguyên.

Lòng hiếu thảo của Cao E

Một huyền thoại khác về nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ liên quan tới Cao E - 1 cô gái thời Đông Hán (202 trước công nguyên - 20 sau công nguyên) sống cùng cha ở một làng chài. Ngày nọ, cha cô đi câu cá ở sông Thuận Giang và không trở về. Cao E đi ra sông để tìm cha nhưng không thấy. Cô khóc nhiều ngày, sau đó nhảy xuống sông tự vẫn đúng ngày 5.5 âm lịch.

Truyện kể rằng, lòng hiếu thảo và kiên trì của Cao E đã khiến các vị thần cảm động. Các vị thần giúp cô tìm thi thể cha và cho họ đoàn tụ. Dân làng đã xây một ngôi đền cũng như kỷ niệm ngày Cao E qua đời hàng năm để tưởng nhớ lòng hiếu thảo của cô gái.

Nghi lễ của người Ngô Việt

Có 1 sự tích Tết Đoan Ngọ khác có liên quan tới giai đoạn sớm hơn cả thời kỳ của Khuất Nguyên. Truyền thuyết kể rằng, người Ngô Việt ở thời cổ đại coi rồng là vật tổ của họ. Họ tổ chức một nghi lễ vào ngày 5.5 âm lịch để cầu chúc cho sự thịnh vượng.

Ngày nay, Tết Đoan Ngọ không chỉ có ở Trung Quốc mà còn phổ biến ở nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Singapore, Việt Nam và một số quốc gia khác với các nghi thức mang tính địa phương.

https://laodong.vn/the-gioi/su-tich-va-nhung-nuoc-nao-o-chau-a-don-tet-doan-ngo-55-814867.ldo
 

Theo Thanh Hà (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

(GLO)- Việc tìm thấy kim loại sắt đã giúp loài người tiến một bước dài trong lịch sử. Cũng vì thế mà người chế tác sắt-thợ rèn được nhiều tộc người trên thế giới tôn vinh. Riêng với người Tây Nguyên, thợ rèn được coi là người sáng thế, người tạo ra con người.
Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

(GLO)- Hàng năm, cứ đến ngày 28-5 âm lịch, dân làng Phú Cần xưa (nay thuộc thôn Thắng Lợi, xã Phú Cần, huyện Krông Pa) lại tập trung về ngôi đền thờ tiền hiền của làng để tưởng nhớ và tri ân các bậc tiền hiền, hậu hiền đã có công xây dựng, phát triển làng xã.
Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

(GLO)- Khởi đi từ đời sống, nghệ thuật dân gian chạm vào đời sống và có sức sống bền lâu. Điều đó thêm một lần thể hiện tại Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc tỉnh Gia Lai năm 2024 qua phần trình diễn của các nghệ sĩ “chân đất”.
Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

(GLO)- Các nghệ nhân ưu tú trong cộng đồng Bahnar, Jrai đã cùng gặp nhau tại phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) để truyền dạy văn hóa phi vật thể cho thế hệ kế cận. Thay đổi không gian thực hành quen thuộc nhưng các nghệ nhân và truyền nhân vẫn đầy đam mê, luôn giữ lửa tình yêu với văn hóa dân tộc.
Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước hay còn gọi là lễ cúng bến hồ là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và dân tộc M’nông huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
Hoa tai bạc của người Bahnar

Hoa tai bạc của người Bahnar

(GLO)- Hoa tai bạc hay ngà voi là trang sức đặc trưng của phụ nữ Bahnar ở huyện Kông Chro. Nếu hoa tai ngà voi gần như biến mất cùng với tục căng tai thì hoa tai bạc vẫn tồn tại trong đời sống của người Bahnar như một tiêu chí của cái đẹp, của truyền thống văn hóa.
Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Trước ngày tổ chức lễ cúng sức khỏe, người dân trong buôn cùng nhau góp một ít gạo cho chủ nhà nấu rượu phục vụ lễ cúng. Qua đó, thể hiện sự gắn kết, sẻ chia trong cuộc sống, tình đoàn kết cộng đồng dân tộc.