Sốt sau tiêm vắc xin Covid-19, khi nào cần liên hệ ngay với đơn vị cấp cứu?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau tiêm vắc xin Covid-19 một số người có thể sốt cao. Chuyên gia về vắc xin và tiêm chủng tiêm chủng lưu ý tình huống cần liên hệ bác sĩ ngay.
 
Sau khi tiêm vắc xin Covid-19, nếu sốt trên 38,5 độ C nhưng không thể hạ sốt bằng thuốc theo hướng dẫn của cơ quan y tế, người tiêm cần liên hệ với nhân viên y tế trực cấp cứu để được xử trí phù hợp. Ảnh: Duy Tính
Sau khi tiêm vắc xin Covid-19, nếu sốt trên 38,5 độ C nhưng không thể hạ sốt bằng thuốc theo hướng dẫn của cơ quan y tế, người tiêm cần liên hệ với nhân viên y tế trực cấp cứu để được xử trí phù hợp. Ảnh: Duy Tính

Theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, sốt là phản ứng thông thường, hay gặp sau tiêm vắc xin Covid-19.

Tuy nhiên, ông Phạm Quang Thái, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, lưu ý thêm trong trường hợp sốt cao nhưng dùng thuốc hạ sốt không thấy giảm hoặc chỉ giảm trong thời gian ngắn lại sốt cao trở lại, cũng là trường hợp có thể nguy hiểm, cần theo dõi và thông báo cho nhân viên y tế.
“Khi bạn cảm thấy lo lắng, bất thường sau tiêm mà không giải thích được thì cũng cần đến viện. Đây là điều đầu tiên cần nghĩ đến trước khi có dấu hiệu rõ ràng hơn. Cụ thể hơn, là trường hợp phù nề, đau đầu dữ dội, đau quặn bụng,… có thể là biểu hiện sớm của phản vệ, cần thông báo y tế để xử trí”, bác sĩ Thái chia sẻ.
Theo bác sĩ Thái, trước và tiêm luôn cần lưu ý là tất cả mọi người cần tự theo dõi kỹ về nhiệt độ, diễn biến sức khỏe, thông báo cho cơ quan y tế để được đánh giá về mức độ phản ứng.
Các điểm tiêm chủng đều phát tờ thông tin theo dõi sức khỏe tại nhà, nếu có các biểu hiện như trong khuyến cáo, người sau tiêm cần gọi ngay cơ sở y tế để hỗ trợ.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, sau tiêm vắc xin Covid-19 cần thường xuyên đo thân nhiệt, nếu sốt dưới 38,5 độ C cần cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm hoặc lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước; không để nhiễm lạnh; đo lại nhiệt độ sau 30 phút.
Nếu sốt cao (từ 38,5 độ C), cần sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng, người dân cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.
Bộ Y tế khuyến cáo người có dấu hiệu tê quanh môi, lưỡi, họng bị ngứa, căng cứng, nghẹn, khó nói sau khi tiêm vắc xin Covid-19 trong thời gian theo dõi là biểu hiện bạn cần liên hệ với đội cấp cứu lưu động hoặc đến thẳng bệnh viện. Thời gian để người dân tự theo dõi sức khỏe là 28 ngày sau tiêm chủng, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu.
Một số dấu hiệu của phản ứng nặng khác cần lưu ý như: phát ban, nổi mẩn đỏ, tím tái, đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da.
Hoặc nếu thấy khó thở, thở rít, khò khè, tím tái, chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường; đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn; sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt...
Khi thấy một trong các dấu hiệu trên, người được tiêm vắc xin Covid-19 cần liên hệ đội cấp cứu lưu động hoặc đến thẳng bệnh viện.
Theo Liên Châu (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.