Sống ở nước duy nhất thế giới bỏ Tết Nguyên đán: Người Việt ăn tết thế nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thời điểm diễn ra tết ở Việt Nam vẫn là ngày làm việc bình thường ở Nhật Bản vì quốc gia này là nước duy nhất trên thế giới bỏ Tết Nguyên đán. Vậy, người Việt sống và làm việc ở Nhật ăn Tết Ất Tỵ 2025 thế nào?

Nhật Bản từng ăn Tết Nguyên đán, một trong những ngày lễ lớn nhất thế giới. Nhưng Nhật Bản cũng là nước duy nhất ở châu Á và trên cả thế giới từ bỏ ngày này. Tuy nhiên nhiều người Việt ở Nhật vẫn giữ gìn truyền thống tết cổ truyền Việt Nam.

8 năm ăn Tết Nguyên đán ở Nhật Bản

Suốt 8 năm sang Nhật Bản làm thực tập sinh cũng là ngần ấy năm anh Trần Minh Thiện (34 tuổi, quê Bến Tre) không được đón Tết Nguyên đán ở Việt Nam. Nhớ mãi những cái tết đầu tiên, chàng trai quê miền Tây có chút chạnh lòng, tủi thân vì đón tết xa nhà.

Người Việt trang trí tết ở một ngôi chùa tại Nhật Bản năm 2025. ẢNH: HUY HYUNH
Người Việt trang trí tết ở một ngôi chùa tại Nhật Bản năm 2025. ẢNH: HUY HYUNH

"Ở Nhật, họ không đón Tết Nguyên đán như bên mình, nên hầu như thời điểm đó mình và những bạn bè đồng hương vẫn làm việc bình thường. Những năm đầu, nhớ nhà, nhớ tết lắm. Lúc đó, mình cũng sợ lướt mạng xã hội vì lướt là thấy những clip người Việt mặc áo dài chụp ảnh, mai đào rực rỡ…", anh Thiện kể.

Anh nhớ nhất tết ở quê nhà khi được quây quần, đoàn tụ bên gia đình, người thân, đi chợ hoa, hội chợ… Ở Nhật, anh không cảm nhận được không khí đặc biệt đó. Tuy nhiên chàng trai cũng có những cách riêng để đón Tết Nguyên đán của mình.

8 năm qua, dù Tết Nguyên đán vẫn đi làm nhưng anh và những bạn bè người Việt Nam đến từ khắp nơi cũng dành thời gian để sum họp, tề tựu liên hoan, ăn uống vào đêm giao thừa. Những người xa quê làm việc trên đất Nhật cố gắng tạo nên một không khí tết với các món ăn Việt Nam như bánh chưng, bánh tét được bán ở Nhật.

8 năm nay, anh Thiện sang Nhật Bản làm việc và không được đón tết ở Việt Nam
8 năm nay, anh Thiện sang Nhật Bản làm việc và không được đón tết ở Việt Nam

Hiện anh Thiện đang sống và làm việc ở TP.Niigata, một thành phố biển. Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 năm nay, nhiều người bạn của anh đã về quê từ sớm trong dịp nghỉ Tết Dương lịch để đoàn tụ bên gia đình.

Người Việt ở Nhật vẫn giữ nét phong tục tết cổ truyền. Anh Hiệp hóa thân thành ông đồ cho chữ vào dịp năm mới ở Nhật. ẢNH: HIỆP
Người Việt ở Nhật vẫn giữ nét phong tục tết cổ truyền. Anh Hiệp hóa thân thành ông đồ cho chữ vào dịp năm mới ở Nhật. ẢNH: HIỆP

"Bạn bè mình về hết rồi, năm nay không biết đón tết sao đây. Nhưng hết năm nay là mình đã được về nhà, sống ở Việt Nam và kinh doanh nho nhỏ để xây dựng tổ ấm. Ráng qua năm nay nữa thôi là được đón tết ở Việt Nam rồi", chàng trai Việt Nam cho biết.

Tết năm nay dù ở xa nhưng anh Thiện cho biết sẽ gọi điện về nhà chúc tết gia đình, đặc biệt là bà ngoại. "Con mong bà và gia đình mình lúc nào cũng sức khỏe, vạn sự như ý. Hết năm nay là con ăn tết với mọi người rồi!", anh nhắn nhủ với gia đình.

Người trẻ sống ở Nhật quây quần gói bánh tét gìn giữ văn hóa tết cổ truyền. ẢNH: HUY HYUNH
Người trẻ sống ở Nhật quây quần gói bánh tét gìn giữ văn hóa tết cổ truyền. ẢNH: HUY HYUNH

Năm 1873, như một phần của cuộc Duy Tân Minh Trị, Nhật Bản đã áp dụng lịch Gregorian (lịch dương) với mong muốn tiến kịp phương Tây. Vào thời điểm đó, thái độ phổ biến của các tầng lớp tinh hoa Nhật Bản là xem những tập quán của châu Á kém hơn phương Tây và kìm hãm sự phát triển của đất nước trong đó có ngày tết âm lịch. Họ cho rằng bỏ ngày này sẽ giảm bớt ngày nghỉ, tập trung làm việc, tăng sản lượng quốc gia, phát triển kinh tế...

Nhật Bản quyết định áp dụng lịch Gregorian chỉ đơn giản là chồng các sự kiện theo lịch âm lên lịch dương. Do đó, Ganjitsu - ngày đầu của năm âm lịch rơi vào ngày 1.1 là ngày đầu của năm dương lịch. Vì thế đã khiến ngày đón năm mới của Nhật Bản sớm hơn trên dưới 1 tháng so với các nước láng giềng.

Tranh thủ ăn tết sớm

5 năm chưa về Việt Nam ăn tết, anh Tăng Hải Long (24 tuổi, quê Hải Dương) hiện đang làm việc ở tỉnh Shizuoka cho biết ở Nhật Bản, không khí Tết Nguyên đán không như Việt Nam.

Ngày đó, anh phải đi làm. Tuy nhiên, chàng trai cho biết nhiều người Việt tranh thủ đón tết sớm trong kỳ nghỉ dài của dịp nghỉ Tết Dương lịch ở Nhật. Cũng có người dịp Tết Nguyên đán cũng sẽ ghé chùa Việt để quây quần cùng nhau, giữ nét phong tục tết truyền thống.

Anh Huy Hyunh đón tết xa nhà nhiều năm nay. ẢNH: HUY HYUNH
Anh Huy Hyunh đón tết xa nhà nhiều năm nay. ẢNH: HUY HYUNH

"Chỗ mình thì không gần chùa, mọi người cũng đi làm nên không tụ tập tổ chức được. Nhưng vào ngày đó, mọi người sẽ dành thời gian gọi điện về cho gia đình, người thân chúc tết. Năm nay tụi mình dự định sẽ cùng bạn bè và đồng nghiệp cũng quây quần cùng nhau nấu các món ăn ngày tết. Tuổi trẻ, mình chấp nhận mấy cái tết xa nhà để sau này sẽ có nhiều cái tết tuyệt vời bên gia đình", anh Long chia sẻ.

Còn anh Huy Hyunh, quê An Giang, hiện đang sống ở TP.Tamano (tỉnh Okayama, Nhật Bản cũng cho biết dịp Tết Ất Tỵ 2025 năm nay, anh cũng không về quê do ở lại lao động, làm việc. Dù rất mong được đoàn tụ bên gia đình, nhưng chàng trai trẻ vẫn tự nhủ phải cố gắng.

Bằng nhiều cách khác nhau, người Việt Nam ở Nhật luôn giữ gìn văn hóa, phong tục truyền thống bao đời nay. ẢNH: HIỆP
Bằng nhiều cách khác nhau, người Việt Nam ở Nhật luôn giữ gìn văn hóa, phong tục truyền thống bao đời nay. ẢNH: HIỆP

"Kỳ nghỉ Tết Dương lịch ở Nhật Bản, mình tranh thủ ăn Tết Nguyên đán sớm luôn vì thời gian này thoải mái. Mình đi tàu hơn 2 tiếng rưỡi tới chùa Việt, cùng nhiều người bạn quây quần tận hưởng không khí tết. Tết Âm lịch mình không có nhiều thời gian như vậy nên đón tết sớm cho phù hợp", anh Huy Hyunh chia sẻ.

Theo Cao An Biên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Họa sĩ Lê Hùng và tập sách ảnh vừa xuất bản. Ảnh: P.D

Họa sĩ Lê Hùng: Tìm chốn riêng sắc màu

(GLO)- Cây bàng cao lớn nghiêng tàng lá xuống ngôi nhà nhỏ (64A Lê Thánh Tôn, TP. Pleiku) được họa sĩ Lê Hùng chọn làm nơi đặt phòng tranh cá nhân. Sau hơn 40 năm gắn bó với cây cọ, ông mới có một chốn riêng để trưng bày tác phẩm mà mình dày công sáng tác.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Những món đồ cũ

Những món đồ cũ

(GLO)- Mỗi lần sắp xếp lại đồ đạc trong nhà, tôi thường tần ngần ngắm nhìn những món đồ cũ. Những đồ vật vốn vô tri, nhưng khi gắn với cuộc sống con người thì chúng trở nên có hồn và có thể gợi lại những câu chuyện, kỷ niệm khó quên.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Trao tặng 4 “Tủ sách cho em” tại huyện Kbang

Trao tặng 4 “Tủ sách cho em” tại huyện Kbang

(GLO)- Sáng 8-10, tại Trường Tiểu học Kông Lơng Khơng (xã Kông Lơng Khơng), Huyện Đoàn Kbang (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Câu lạc bộ (CLB) Gia Lai yêu thương tổ chức chương trình trao tặng “Tủ sách cho em” năm 2024.

Dân dã nộm rau dớn

Dân dã nộm rau dớn

Ở vùng Tây Bắc, rau dớn là loài rau mọc tự nhiên bên bìa rừng, ven suối, quanh năm xanh tốt; là nguồn thực phẩm xanh tự nhiên, sạch và bổ dưỡng. Mỗi khi đi vào rừng hay ra suối, người Tày đều hái những ngọn rau dớn xanh non mơn mởn về chế biến món ăn.

Giá trị trường tồn

Giá trị trường tồn

(GLO)- Cuộc sống là sự phát triển không ngừng mà ở đó cái cũ, cái không phù hợp sẽ được thay thế bởi cái mới, cái tốt đẹp hơn. Tuy vậy, có những thứ không mất đi mà vẫn tồn tại song song cùng cái mới. Có những giá trị mãi trường tồn với thời gian trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Hiên nhà nhớ mẹ

Hiên nhà nhớ mẹ

(GLO)- Lúc còn nhỏ, mẹ dạy tôi biết yêu sự tinh khôi của buổi sáng, bố dạy tôi thấm thía từng chiều. Và có lẽ tâm hồn tôi đã đầy ắp những cảm xúc từ thuở ấy.