Người trẻ thay đổi ý thức khi tham gia giao thông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Qua những ngày đầu thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP, đại bộ phận người trẻ đã có ý thức hơn khi tham gia giao thông. Xác định "an toàn giao thông là trên hết", người trẻ đang dần góp phần xây dựng môi trường giao thông văn minh, an toàn.

Cẩn thận hơn

Trước kia, chuyện đèn tín hiệu giao thông đã chuyển sang đỏ nhưng nhiều người vẫn cố tình bám đuôi nhau để vượt hay leo vỉa hè, chạy ngược chiều vào những lúc tắc đường là cảnh phổ biến tại nhiều tuyến đường ở TP.HCM. Thế nhưng, theo ghi nhận của PV Thanh Niên, sau một tuần Nghị định 168 chính thức có hiệu lực thì tình trạng nói trên đã có biến chuyển. Hình ảnh bây giờ là dòng người xếp hàng thẳng tắp trước vạch dừng mỗi khi đèn tín hiệu giao thông chuyển sang đỏ, thậm chí dù đèn tín hiệu xanh vẫn còn hiển thị 1 - 3 giây, nhưng nhiều người cũng giảm tốc độ và từ từ dừng xe.

Ý thức tham gia giao thông của nhiều người đã tốt hơn từ khi có Nghị định 168
Ý thức tham gia giao thông của nhiều người đã tốt hơn từ khi có Nghị định 168

Lý do mình chấp hành luật giao thông tuyệt đối không phải vì chuyện đóng phạt. Nếu mình không chấp hành nghiêm chỉnh thì tai nạn ập đến bất cứ lúc nào, lúc đó đóng phạt là chuyện nhỏ, tính mạng của mình là chuyện lớn hơn rất nhiều.

Nguyễn Hữu Hiệp
(24 tuổi, ngụ đường Huỳnh Tấn Phát, Q.7, TP.HCM)

Theo ghi nhận tại một số tuyến đường trong khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM, tình trạng sinh viên vi phạm luật giao thông đã được cải thiện đáng kể. Những trường hợp sinh viên vượt đèn đỏ, chạy ngược chiều hay không đội nón bảo hiểm đã không còn.

Phạm Xuân Phước, sinh viên Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM, chia sẻ từ sau Nghị định 168, bản thân đã nghiêm túc chấp hành luật giao thông. "Mỗi lần tham gia giao thông là mình vô cùng thận trọng, nghiêm túc chấp hành luật chứ không dám liều như trước nữa", Phước cho hay.

Nam sinh này cho biết trước kia thỉnh thoảng vì quá vội và muốn rút ngắn quãng đường di chuyển nên có đi ngược chiều khoảng vài mét. Tuy nhiên, từ đầu năm nay Phước không dám đi tắt như vậy nữa. "Không chỉ riêng mình mà nhiều sinh viên cũng đã thay đổi thói quen xấu khi tham gia giao thông. Theo mình quan sát thì những ngày gần đây, văn hóa khi tham gia giao thông của nhiều sinh viên ở khu vực làng ĐH thay đổi rất tích cực", Phước nói.

Hằng ngày phải đi quãng đường hơn 25 km từ Q.Bình Tân đến công ty ở Q.10, TP.HCM và ngược lại, Nguyễn Thanh An (26 tuổi) cho biết: "Nhìn vào mức tiền phạt mà mình tự răn đe bản thân. Lúc trước, đường mà vắng là cứ chạy cho nhanh, nhưng dạo này mình không dám nữa. Lúc nào đi đường mình cũng chú ý quan sát biển báo tốc độ tối đa cho phép; gần tới cột đèn tín hiệu giao thông thì mình hạ ga, đi chậm lại chứ không dám chạy nhanh. Vì mình sợ nếu đèn chuyển màu là xử lý không kịp, dính lỗi vượt đèn đỏ thì toang".

Nhiều người đã từ bỏ thói quen leo lề khi kẹt xe. ẢNH: THẢO PHƯƠNG
Nhiều người đã từ bỏ thói quen leo lề khi kẹt xe. ẢNH: THẢO PHƯƠNG

Cũng từ sau khi Nghị định 168 có hiệu lực, An đã hình thành cho mình thói quen mới. Khoảng một tuần trở lại đây, ngày nào anh cũng tra cứu lỗi trên hệ thống phạt nguội. "Dù đã rất cẩn thận nhưng mình cũng sợ vô tình dính phải lỗi vi phạm nào đó. Mình khá lo lắng vì nếu không may phạm luật thì không chỉ mất tiền mà còn bị trừ điểm giấy phép lái xe nữa", An chia sẻ.

Còn Nguyễn Hữu Hiệp (24 tuổi, ngụ đường Huỳnh Tấn Phát, Q.7, TP.HCM), thì cho biết trước khi tăng mức phạt đã có ý thức tuân thủ luật khi tham gia giao thông, nhưng từ khi có quy định mới anh càng cẩn thận hơn. "Luật mới có những quy định mới nên mình phải cập nhật để tránh những vi phạm không đáng có. Đặc biệt các mức phạt cũng tăng lên khá cao nên khi tham gia giao thông mình cũng chú ý và cẩn trọng hơn rất nhiều", Hiệp nói.

Chàng trai này chia sẻ thêm: "Nếu trước kia mình mặc định luôn rẽ phải khi đèn đỏ thì giờ đây thói quen đó không còn nữa. Thay vào đó mình chỉ rẽ phải ở những giao lộ có biển báo cho phép rẽ. Lúc trước khi đèn tín hiệu giao thông chuyển sang màu vàng mình cũng ráng chạy nhanh qua để không phải dừng đèn đỏ. Hơn nữa, nếu lúc đó mà dừng lại thì kiểu gì cũng bị người đi sau chửi vì họ cũng muốn vượt. Tuy nhiên, bây giờ khi có đèn vàng mình hạ ga và dừng lại chứ không vượt nữa".

"Lý do mình chấp hành luật giao thông tuyệt đối không phải vì chuyện đóng phạt. Nếu mình không chấp hành nghiêm chỉnh thì tai nạn ập đến bất cứ lúc nào, lúc đó đóng phạt là chuyện nhỏ, tính mạng của mình là chuyện lớn hơn rất nhiều", Hiệp nói.

Đảm bảo an toàn cho bản thân và trách nhiệm với xã hội

Bùi Mạnh Tùng (24 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức, TP.HCM), tài xế công nghệ của hãng Shopee, cho biết từ sau khi mức phạt các lỗi vi phạm được điều chỉnh tăng gấp nhiều lần, anh đã tham gia giao thông một cách cẩn thận và chấp hành luật nghiêm chỉnh hơn.

"Công việc của mình là shipper nên nhiều lúc vì vội, sợ giao đơn trễ cho khách mà hình thành thói quen xấu là leo lề để chạy hay nhìn chăm chăm vào màn hình điện thoại để xem đường. Thế nhưng, sau khi Nghị định 168 ra đời, mình dần bỏ hết các thói quen xấu khi chạy xe. Chẳng hạn đang kẹt xe, dù rất bực bội mà vỉa hè bên cạnh rộng thênh thang mình cũng không dám leo lề", Tùng chia sẻ.

Tình trạng leo lề vào giờ cao điểm được cải thiện đáng kể. ẢNH: THẢO PHƯƠNG
Tình trạng leo lề vào giờ cao điểm được cải thiện đáng kể. ẢNH: THẢO PHƯƠNG

Với Tùng, việc chấp hành luật giao thông còn là trách nhiệm để bảo vệ bản thân và người khác. "Mặc dù những ngày này tình trạng kẹt xe rất nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến công việc của mình, nhưng đã là luật thì phải chấp hành. Mình tin rằng nếu ai cũng chấp hành luật tốt, không vượt đèn đỏ, không đi ngược chiều hay leo lề thì sẽ góp phần giảm thiểu những vụ tai nạn giao thông đáng tiếc", Tùng nói.

Còn anh Nguyễn Văn Hẹ (33 tuổi, bảo vệ tại một tòa nhà trên đường Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, TP.HCM) cho biết trước khi áp dụng Nghị định 168, cứ mỗi giờ tan tầm là lại chứng kiến nhiều người điều khiển xe máy leo vỉa hè và phóng vèo vèo, khiến phần đường dành cho người đi bộ không khác gì mặt đường để phương tiện lưu thông. "Nhiều người vì nóng vội, muốn đi nhanh nên bất chấp leo lề để chạy", anh Hẹ nói.

Thế nhưng, gần đây anh cho biết tình trạng leo lề không còn. "Mức phạt nặng như vậy mà nếu không tuân thủ luật pháp thì dễ mất tháng lương. Tôi ủng hộ nghị định này, luật pháp phải nghiêm thì mới đủ sức răn đe. Nhiều người nói mức phạt như vậy là quá cao nhưng nếu mình đi đúng luật, không vi phạm thì ai phạt được mình. Việc chấp hành luật giao thông tốt không chỉ đảm bảo an toàn cho mình mà còn cho người thân và trách nhiệm với xã hội. Chạy ẩu, vượt đèn đỏ nếu xảy ra tai nạn thì không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn gây tai họa cho người khác", anh Hẹ bày tỏ.

Theo Thảo Phương (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Người vẽ chân dung Bác Hồ trên đá

Người vẽ chân dung Bác Hồ trên đá

(GLO)- Với tài vẽ tranh trên đá, anh Dương Đức Hòa-Giáo viên Mỹ thuật Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Kon Chiêng (huyện Mang Yang) đã khắc họa thành công chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trên chất liệu tưởng chừng không có gì ngoài vẻ khô cứng.

Cảnh báo thị hiếu lệch lạc 'hóng drama'

Cảnh báo thị hiếu lệch lạc 'hóng drama'

Xu hướng "hóng drama" (theo dõi, bàn luận về các vụ bê bối, tranh cãi, tiêu cực trên mạng xã hội) ngày càng phổ biến. Những nội dung thiếu kiểm chứng, không học thuật, không giáo dục, không định hướng đã và đang "hớp hồn" người trẻ.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Giữ hương rượu cần Ia Peng

Giữ hương rượu cần Ia Peng

(GLO)- Nhiều năm qua, bà con Jrai ở buôn Sô Ma Hang B (xã Ia Peng, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đang từng ngày lưu giữ hương rượu cần truyền thống như một cách bảo tồn nét văn hóa của dân tộc mình.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

(GLO)- Hoa pơ lang thắp lửa cuối khu nhà mồ làng Pyang, thị trấn Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Nổi bật giữa lớp lớp nhà mồ cũ là 3 nhà mồ mới làm. Đó là những dấu hiệu mùa lễ hội giữa núi rừng Trường Sơn.

Sức sống từ lễ hội ở làng Kép 2 (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) khiến ngôi làng này trở thành điểm du lịch văn hóa hấp dẫn. Ảnh: M.C

Gìn giữ lễ hội để phát triển du lịch

(GLO)- Lễ hội Tây Nguyên không chỉ là sự kiện mang tính cộng đồng mà là “kho báu” cho du lịch. Đánh giá đúng thực trạng lễ hội trong các buôn làng để có giải pháp khai thác phát triển du lịch là vấn đề cần được tính đến.

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).

Từ trái sang: các đảng viên trẻ Lê Trung Sơn, Giang Lê Minh, Mai Cao Trung Hiếu thể hiện sự quyết tâm trước khi lên đường nhập ngũ. Ảnh: M.N

Tự hào được kết nạp vào Đảng trước khi nhập ngũ

(GLO)- Trước khi lên đường nhập ngũ, nhiều thanh niên ưu tú ở TP. Pleiku vinh dự được kết nạp vào Đảng. Đây là niềm tự hào và là động lực để các tân binh tiếp tục phấn đấu trong học tập, rèn luyện, quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ trong môi trường quân ngũ.

Anh Ksor Blik. Ảnh: L.H

“Giữ lửa” dân ca Jrai qua YouTube

(GLO)- Với niềm đam mê và sự sáng tạo, anh Ksor Blik (SN 1988, làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) đã lập kênh YouTube “Blik Ksor” để gìn giữ và lan tỏa dân ca Jrai cùng những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.

Giá trị của sự tinh tế

Giá trị của sự tinh tế

(GLO)- Khi tiếp xúc với người tinh tế, chúng ta luôn có cảm giác thật dễ chịu. Một lời động viên đúng lúc, một sự góp ý chân thành, một ánh nhìn cảm thông, một cử chỉ lịch thiệp… chắc chắn sẽ đem đến cho cuộc sống này những điều thật đẹp đẽ.

Chàng trai 9X đam mê vẽ tranh truyền thần

Chàng trai 9X đam mê vẽ tranh truyền thần

(GLO)- Sinh ra trong gia đình không có truyền thống về nghệ thuật nhưng anh Phạm Thanh Lâm (SN 1992, thôn Tân Lập, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã quyết định theo đuổi đam mê hội họa. Anh đã bộc lộ tài năng với tranh truyền thần và được nhiều người đón nhận.

Chuyện làng ở Hà Tây

Chuyện làng ở Hà Tây

(GLO)- Chúng tôi về thăm xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) vào một ngày mưa nhẹ, trời se lạnh. Tại đây, chúng tôi dành thời gian để trải nghiệm cuộc sống của đồng bào Bahnar và được nghe các già làng kể chuyện nhà rông.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.