Sinh viên Gia Lai làm thêm xuyên Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhiều sinh viên Gia Lai học ở TP. Hồ Chí Minh về quê đoàn tụ cùng gia đình kết hợp làm thêm. Với họ, đây không chỉ là cơ hội kiếm thêm thu nhập mà còn là cơ hội để trau dồi, học hỏi thêm nhiều kỹ năng sống.
Em Nguyễn Hoàng Nam, tổ 7, phường Yên Thế, sinh viên năm nhất Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh làm thêm dịp Tết tại một quán lẩu trên đường Wừu, TP. Pleiku. Ảnh: Đinh Yến

Em Nguyễn Hoàng Nam, tổ 7, phường Yên Thế, sinh viên năm nhất Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh làm thêm dịp Tết tại một quán lẩu trên đường Wừu, TP. Pleiku. Ảnh: Đinh Yến

Năm nay là năm đầu tiên em Nguyễn Hoàng Nam (SN 2005, tổ 7, phường Yên Thế, TP. Pleiku; hiện là sinh viên năm nhất Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh) làm thêm dịp Tết tại một quán lẩu trên đường Wừu, TP. Pleiku. Nam cho hay: "Em về nhà nghỉ Tết từ 15 tháng Chạp. Thấy thời gian rảnh rỗi nên em đăng ký làm bưng bê cho một quán cà phê trong phố. Sau đó thì chuyển sang xin vào làm phục vụ ở quán lẩu. Tại quán lẩu em phụ trách phục vụ các bàn ăn. Em làm trong khoảng 10 ngày (từ 28 Tết đến ngày 9 tháng Giêng (18-2) theo ca từ 16 giờ đến 4 giờ sáng hôm sau, thu nhập được khoảng gần 4 triệu đồng. Qua những ngày làm ở đây, em nhận thấy để kiếm được những đồng tiền chân chính rất vất vả. Đây là cơ hội cho em trải nghiệm, rèn luyện bản thân”.

Em Đỗ Thị Vy (thứ nhất bìa trái), tổ 3, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, hiện là sinh viên năm nhất Trường Đại học Tài chính-Maketing TP. Hồ Chí Minh tất bật tham gia kết hoa cùng chị gái để bán trong dịp Tết và Ngày Valentine (14-2). Ảnh: Đinh Yến
Em Đỗ Thị Vy (thứ nhất bìa trái), tổ 3, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, hiện là sinh viên năm nhất Trường Đại học Tài chính-Maketing TP. Hồ Chí Minh tất bật tham gia kết hoa cùng chị gái để bán trong dịp Tết và Ngày Valentine (14-2). Ảnh: Đinh Yến

Những ngày qua, em Đỗ Thị Vy (SN 2005, ở tổ 3, phường Hoa Lư, TP. Pleiku; hiện là sinh viên năm nhất Trường Đại học Tài chính-Maketing TP. Hồ Chí Minh), ngoài làm thêm tại quán cà phê còn tất bật tham gia kết hoa cùng chị gái để bán trong dịp Tết và ngày Valentine 14-2. “Năm nay, nhà trường cho nghỉ Tết sớm nên khi về nhà em đăng ký làm thêm ở quán cà phê. Mỗi tiếng làm thêm thu nhập từ 40-50 ngàn đồng. Nhờ các công việc trên, em có thêm kinh nghiệm và tiền mua sắm dịp Tết”-Vy chia sẻ.

Em Trần Bửu Trân (275 đường Hùng Vương, TP. Pleiku; sinh viên năm nhất Khoa Tài chính ngân hàng, Trường Đại học Văn Hiến, TP. Hồ Chí Minh) làm công việc thu ngân tại quán Mase Bakery và Coffee ở 58 Nguyễn Văn Trỗi, TP. Pleiku. Ảnh: Đinh Yến

Em Trần Bửu Trân (275 đường Hùng Vương, TP. Pleiku; sinh viên năm nhất Khoa Tài chính ngân hàng, Trường Đại học Văn Hiến, TP. Hồ Chí Minh) làm công việc thu ngân tại quán Mase Bakery và Coffee ở 58 Nguyễn Văn Trỗi, TP. Pleiku. Ảnh: Đinh Yến

Kỳ nghỉ Tết năm nay, em Trần Bửu Trân (SN 2005, 275 đường Hùng Vương, TP. Pleiku; hiện là sinh viên năm nhất Khoa Tài chính ngân hàng, Trường Đại học Văn Hiến, TP. Hồ Chí Minh) làm thu ngân tại quán Mesa Bakery và Coffee (58 Nguyễn Văn Trỗi, TP. Pleiku). Trân bộc bạch: Làm tăng ca trong những ngày Tết vất vả lắm nhưng do mức lương hấp dẫn nên em cố gắng, có những hôm tăng ca từ 6 giờ sáng đến 22 giờ để phục vụ nhu cầu khách hàng. Công việc thu ngân thời vụ giúp em được rèn các kỹ năng giao tiếp, tính nhẫn nại, được trực tiếp tham gia công việc như các nhân viên chính thức. Tính ra tiền lương tăng ca của em khoảng hơn 4 triệu đồng, em dùng để phụ giúp ba mẹ mua sắm cho gia đình và mua thêm đồ dùng học tập.

Bà Nguyễn Thị Diễm Thúy-Chủ quán Mesa Bakery và Coffee-cho hay: Vào dịp Tết, quán có nhu cầu tuyển nhân viên thời vụ là học sinh, sinh viên ở các bộ phận thu ngân, phục vụ, bán hàng, giữ xe… Để cho nhân viên tin tưởng, nhiệt tình làm việc, trước khi nhận vào làm, quán có hướng dẫn, trao đổi về công việc. Đặc biệt là các chế độ đãi ngộ đi kèm của nhân viên thời vụ cũng giống như nhân viên chính thức. Các bạn làm thêm dịp nghỉ Tết, ngoài cơ hội kiếm tiền lo cho việc học tập, phụ giúp gia đình thì đây còn là khoảng thời gian để trải nghiệm thực tế cho việc học tập và công việc sau này.

Có thể bạn quan tâm

Xã, phường mới - tinh thần mới

Xã phường mới-tinh thần mới

(GLO)- Với phương châm “Xã phường mới-tinh thần mới”, đầu tháng 7, các tổ công nghệ số và đội hình thanh niên tình nguyện tại 58 xã, phường cùng Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Gia Lai đồng loạt ra quân hỗ trợ người dân và doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Không gian xưa trong mắt người trẻ phố núi

Không gian xưa trong mắt người trẻ phố núi Pleiku

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, những góc quán xưa cũ, vật dụng nhuốm màu thời gian tưởng chừng chỉ còn trong ký ức lại đang trở thành điểm dừng chân thu hút người trẻ. Ở đó, họ không chỉ check-in mà còn tìm thấy cảm hứng sống, cảm hứng nghệ thuật và sự lắng đọng trong tâm hồn.

Tuổi trẻ Gia Lai thường trực hỗ trợ người dân những ngày đầu thực hiện chính quyền 2 cấp

Infographic Tuổi trẻ Gia Lai thường trực hỗ trợ người dân những ngày đầu thực hiện chính quyền 2 cấp

Với tinh thần “xã, phường mới - tinh thần mới”, lực lượng đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tỉnh Gia Lai đã thể hiện rõ sự năng động, chủ động và trách nhiệm trong công việc, luôn thường trực tại Trung tâm Phục vụ hành chính công và Bộ phận Một cửa cấp xã mới để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Anh Phạm Hồng Hiệp làm Bí thư Tỉnh Đoàn Gia Lai sau hợp nhất

Anh Phạm Hồng Hiệp làm Bí thư Tỉnh Đoàn Gia Lai sau hợp nhất

Anh Phạm Hồng Hiệp (SN 1989, quê huyện Phù Cát, Bình Định, nay là tỉnh Gia Lai), từng đảm nhận các chức vụ Trưởng ban Thanh thiếu nhi – Trường học Tỉnh Đoàn Bình Định; Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh Đoàn Bình Định; Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bình Định.

Trong 5 đảng viên vừa được Chi bộ Trường THPT Ya Ly tổ chức lễ kết nạp, có 3 đảng viên mới là học sinh. Ảnh: V.T

Tự hào đảng viên tuổi 18

(GLO)- Trở thành đảng viên khi vừa tròn 18 tuổi là niềm tự hào của nhiều bạn trẻ ở tỉnh Gia Lai, đây là minh chứng cho sự trưởng thành về nhận thức, bản lĩnh và lý tưởng sống. Vinh dự này đã trở thành động lực để các bạn trẻ nỗ lực hơn trong học tập, rèn luyện để cống hiến cho quê hương, đất nước.

Chị Nay H’Uôn (thứ 2 từ phải sang, buôn Ji, xã Krông Năng) cùng 4 người bạn vui mừng vì đã sẻ chia giọt máu hồng, trao thêm cơ hội được cứu sống cho các bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

Hạnh phúc khi được sẻ chia giọt máu hồng

(GLO)- Đông đảo tình nguyện viên huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã tham gia buổi hiến máu tình nguyện vào sáng 28-6. Với họ, hiến máu không chỉ giúp phục vụ tốt hơn công tác cứu chữa bệnh nhân mà còn lan tỏa thông điệp nhân văn vì cộng đồng.

Mang yêu thương về buôn làng

Mang yêu thương về buôn làng

(GLO)- Với tấm lòng yêu thương và chia sẻ, nhóm thiện nguyện “Kiên Giang chung một tấm lòng” đã lặn lội đến tận các buôn làng ở Gia Lai để trao tận tay những phần quà nghĩa tình cho người nghèo.

Chàng trai 9X ở Chư Sê khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi hươu sao

Chàng trai 9X ở Chư Sê khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi hươu sao

(GLO)- Từng có công việc ổn định ở nước ngoài, anh Đào Huy Phong (SN 1996, trú tại tổ 10, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về Chư Sê khởi nghiệp từ mô hình nuôi hươu sao. Quyết định táo bạo ấy giúp anh có thu nhập ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế mới trên quê hương.

Chị Hoàng Thị Thu Thảo-Công an xã Hòa Phú, huyện Chư Păh bên tác phẩm đạt giải nhất của mình. Ảnh: Đinh Yến

Lan tỏa giá trị đạo đức và truyền thống tốt đẹp của gia đình

(GLO)- Hưởng ứng ngày Gia đình Việt Nam (28-6), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình với chủ đề “Gia đình hạnh phúc-Quốc gia thịnh vượng”. Cuộc thi nhằm tạo sự lan tỏa về chuẩn mực, giá trị đạo đức và truyền thống tốt đẹp của gia đình.

null