Sinh viên chế tạo máy làm giá tự động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một nhóm sinh viên đã tối ưu hóa quy trình sản xuất giá bằng cách chế tạo máy làm giá tự động, tiết kiệm một nửa thời gian, đạt năng suất và đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Giá là món ăn khá quen thuộc và phổ biến trong các gia đình Việt Nam. Không chỉ giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C, loại thực phẩm này còn chứa nhiều khoáng chất rất bổ dưỡng cho con người. Tuy nhiên, trước thực trạng giá đỗ trên thị trường ủ hóa chất, thuốc kích thích… để gia tăng lợi nhuận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khiến người tiêu dùng lo ngại.

 

Nguyễn Phúc Bình giới thiệu máy làm giá tự động tại ngày hội sáng tạo khoa học bách khoa 2017.
Nguyễn Phúc Bình giới thiệu máy làm giá tự động tại ngày hội sáng tạo khoa học bách khoa 2017.

Nhóm sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội là Nguyễn Phúc Bình, Đinh Thị Mai và Nguyễn Thị Trang đã có ý tưởng chế tạo giá đỗ tự động làm đề tài dự thi.

Nguyễn Phúc Bình, trưởng nhóm, chia sẻ: “Khi triển khai đề tài này, chúng tôi đã khảo sát trên thị trường thì thấy nhiều gia đình có điều kiện ở thành phố đã mua máy làm giá mini, nhưng với những bếp ăn tập thể hay các đơn vị quân đội, năng suất của máy làm giá đỗ không đủ để phục vụ nhu cầu. Vì vậy, chúng tôi mong muốn sản phẩm làm ra phải có sự cải tiến, ưu việt hơn những sản phẩm khác”.

Sau 2 tháng, nhóm đã thiết kế và chế tạo máy với quy mô 30 - 50 kg giá xanh/mẻ từ vật liệu dễ kiếm như: thép không gỉ, khay nhựa, thiết bị đo lường và điều khiển giám sát… Thao tác vận hành đơn giản, chỉ cần rải đỗ và nhấn một nút, sau một thời gian sẽ thu hoạch được giá.

Nguyễn Phúc Bình chia sẻ: “Theo quy trình truyền thống, trước khi đưa vào làm giá phải ngâm đỗ từ 8 - 10 giờ, sau đó ủ và tưới trong vòng từ 72 - 120 giờ. Còn với máy của chúng tôi quy trình tự động hoàn toàn điều khiển, lập trình tự động hóa bằng cảm biến và vi điều khiển trong quá trình sản xuất từ khâu ngâm hạt cho đến khâu tưới nước. Kết quả thử nghiệm cho thấy, tổng thời gian từ sản xuất đến thu hoạch là 24 - 36 giờ. Giá có chất lượng cao, đồng đều, năng suất 7 kg giá/kg nguyên liệu, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm”.

Khác với các loại máy đang bán trên thị trường, ưu điểm của máy làm giá mà các sinh viên Trường ĐH Bách khoa chế tạo là quy trình công nghệ không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài tác động vào như: nhiệt độ, lưu lượng nước tưới. Đặc biệt, so với phương pháp sản xuất thủ công truyền thống, máy của các bạn trẻ tiết kiệm một nửa thời gian, chi phí và giảm đáng kể lượng nước sử dụng.

Về hiệu quả kinh tế, Bình phân tích: “Trung bình mỗi ngày máy làm được 2 mẻ, lãi ước tính 213.000 đồng/mẻ. Nếu đầu tư máy sản xuất giá 15 triệu đồng/chiếc, chỉ sau 5 tháng, khách hàng có thể thu hồi vốn. Máy làm giá có khả năng ứng dụng cao, sử dụng ngay được trong các bếp ăn tập thể thuộc các khu vực tập trung đông như: trường học, quân đội, các nhà hàng, khách sạn hoặc cho các hộ kinh doanh nhỏ”.

Ngay sau khi nhóm bảo vệ đề tài nghiên cứu khoa học vào tháng 5-2017, đại diện Cục Quân nhu (Tổng cục Hậu cần) quan tâm, đặt hàng cung cấp máy và chuyển giao quy trình công nghệ. Tháng 6-2017, đề tài máy làm giá cũng đã giành giải nhất sinh viên nguyên cứu khoa học cấp trường.

Thu Hằng/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Chinh phục khách hàng bằng trái tim

Chinh phục khách hàng bằng trái tim

(GLO)- Hơn 25 năm gắn bó với ngành bảo hiểm nhân thọ, chị Nguyễn Thị Mỹ Hiệp - Giám đốc Công ty Bảo hiểm Prudential tại Gia Lai luôn kiên định với triết lý: “Bán hàng bằng trái tim”.

Ông Kpă Blon (bìa phải) trò chuyện với thanh niên trong làng về việc đảm bảo an ninh trật tự.Ảnh: R.H

“Đầu tàu” của làng Đút

(GLO)- Nhắc đến ông Kpă Blon (SN 1984, làng Đút, xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), ai cũng dành cho ông sự quý trọng. Không chỉ tận tâm hòa giải mâu thuẫn, giữ gìn sự bình yên cho buôn làng, ông còn tích cực hỗ trợ bà con phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.

Chị Lê Thị Luyên trao đổi với anh Đinh Klet-Bí thư Chi Đoàn làng Dơ Nông Ó về mô hình tủ sách pháp luật điện tử của Đoàn xã Kông Htok. Ảnh: R.H

“Thủ lĩnh” thanh niên ở Kông Htok

(GLO)- Trong vai trò “thủ lĩnh” thanh niên cùng tinh thần trách nhiệm và sự sáng tạo, chị Lê Thị Luyên-Bí thư Đoàn xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã có nhiều đóng góp trong công tác Đoàn, góp phần thay đổi nhận thức và đời sống của đoàn viên thanh niên (ĐVTN) ở địa phương.

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

(GLO)- Hạnh phúc không phải là đích đến mà là hành trình chúng ta đi qua mỗi ngày. Khi ta biết cách nhân lên niềm hạnh phúc, cuộc sống trở nên ý nghĩa, nhẹ nhàng và đáng sống hơn. Đó là cách mà nhiều gia đình đang tạo lập cũng như chung tay gìn giữ.