Sẽ nghiên cứu đầu tư cao tốc Bắc-Nam phía Tây qua tỉnh Kon Tum trước năm 2030

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Tây qua tỉnh Kon Tum sẽ có tiến trình đầu tư trước năm 2030.
Phương tiện lưu thông trên một đoạn tuyến cao tốc đưa vào vận hành, khai thác. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

Phương tiện lưu thông trên một đoạn tuyến cao tốc đưa vào vận hành, khai thác. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

Bộ Giao thông Vận tải vừa có công văn phản hồi đề xuất của Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum về việc đầu tư tuyến đường cao tốc Bắc-Nam phía Tây đoạn Ngọc Hồi-Pleiku (Gia Lai).

Công văn của Bộ Giao thông Vận tải nêu rõ, tại Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Tây qua tỉnh Kon Tum gồm đoạn Ngọc Hồi-Pleiku dài 90km, quy mô 6 làn xe; tiến trình đầu tư trước năm 2030.

Theo Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đến năm 2030, nghiên cứu đầu tư tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Tây (Ngọc Hồi-Pleiku, Pleiku-Buôn Ma Thuột, Buôn Ma Thuột-Gia Nghĩa).

Tại phụ lục kèm theo Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09/1/2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Tây phân kỳ thực hiện giai đoạn 2031-2050.

Triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị và Quy hoạch tổng thể quốc gia được Quốc hội phê duyệt, Bộ Giao thông Vận tải đang thực hiện việc điều chỉnh, cập nhật Quy hoạch mạng lưới đường bộ theo Quy hoạch tổng thể Quốc gia.

Về đề xuất của Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum về việc đầu tư tuyến đường cao tốc Bắc-Nam phía Tây đoạn Ngọc Hồi-Pleiku trong giai đoạn 2021-2030, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho rằng cần thiết phải nghiên cứu đầu tư.

Để có cơ sở nghiên cứu đầu tư, trong quá trình điều chỉnh, cập nhật Quy hoạch mạng lưới đường bộ theo Quy hoạch tổng thể quốc gia, Bộ Giao thông Vận tải sẽ kiến nghị cấp có thẩm quyền tiếp tục có cơ chế đối với các dự án quy hoạch đầu tư sau năm 2030, trường hợp các địa phương có nhu cầu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và huy động được nguồn lực, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho đầu tư sớm.

Trước đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum đã có văn bản đề nghị Thủ tướng và Bộ Giao thông Vận tải xem xét, bố trí kinh phí thực hiện đầu tư tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Tây đoạn Ngọc Hồi-Kon Tum-Pleiku trong giai đoạn 2021-2030 theo các quy hoạch được phê duyệt.

Cụ thể, tuyến cao tốc này sẽ đảm bảo kết nối giữa các tỉnh trong vùng, liên kết khu vực Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ; kết nối thuận lợi với các cửa khẩu quốc tế đi Lào và Campuchia, tăng cường kết nối kết nối quốc tế trong khuôn khổ Hợp tác tiểu vùng Mê Kông, khu vực tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia.

Có thể bạn quan tâm

Tại Quyết định này, UBND tỉnh công bố 15 thủ tục hành chính mới và 22 thủ tục bãi bỏ trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh.

Công bố 15 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực hoạt động xây dựng

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 40/QĐ-UBND công bố 15 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 22 thủ tục trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, Sở Giao thông-Vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.