Sạt lở núi vùi làng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau tiếng nổ lớn, hơn bốn mươi người làng bên suối Nước Nỏ (khu dân cư Mang Rin, thôn Mang He, xã Sơn Bua, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi) chạy tán loạn. 25 đứa trẻ, lớn nhất tám tuổi và nhỏ nhất sáu tháng chạy theo người lớn trốn cơn lũ lở núi. Thêm chút rủi ro có thể tất cả bị vùi trong đất đá. Nhưng đau thương không xa, cho những ngày sắp đến…
Sạt lở núi cùng lũ dữ cuốn trôi sáu ngôi nhà và đe doạ hơn 40 người làng khu dân cư Mang Rin.
Sạt lở núi cùng lũ dữ cuốn trôi sáu ngôi nhà và đe doạ hơn 40 người làng khu dân cư Mang Rin.
25 đứa trẻ chạy trốn quả núi đổ
Bốn ngày sau trận lũ cuốn quả núi đổ xuống làng, vợ chồng Đinh Văn Que và Đinh Thị Điền mới trở về nhà. Nền nhà của vợ chồng Que giờ chỉ còn là những khối đá lớn, nhỏ ngổn ngang trên dòng nước xiết. Không còn dấu tích gì cho thấy chỗ ấy từng là nhà của đôi vợ chồng trẻ ở cùng cha mẹ, con cái với bảy thành viên.

Đinh Thị Điền đứng trên nên nhà của mình. Lũ cuống phăng nền ngôi nhà của gia đình bảy người thân của Điền giờ chỉ còn là những tảng đá ngổn ngang trên núi cao đổ xuống.
Đinh Thị Điền đứng trên nên nhà của mình. Lũ cuống phăng nền ngôi nhà của gia đình bảy người thân của Điền giờ chỉ còn là những tảng đá ngổn ngang trên núi cao đổ xuống.
Điền lẩn thẩn đi quanh đống đá trên nền nhà, bé Đinh Thị Quỳnh mới sáu tháng tuổi bám chặt bú mẹ không buông. Tiếng động nhẹ cũng làm Điền lẫn con giật mình run rẩy. Sáng 28-10, mưa lớn gió đổ rạp, nước lũ từ trên núi cao đổ về. Nước dâng cao cuồn cuộn lẫn đất đá lớn ào xuống chân núi. Không kịp lấy thứ gì, cả vợ chồng Que và Điền chạy theo bà con làng bản. Căn nhà Điền như cái lá trôi tuột theo dòng suối. Que cõng con, dắt theo cha già cùng đứa lớn, Điền ôm con nhỏ sáu tháng cùng đứa nhỏ chạy theo “đoàn quân” của làng. Nước lũ đến đâu chạy tránh đến đấy. Tưởng chừng như không còn lối thoát cho cả bảy người nhà của Điền.
“Cả nhà chạy chỉ có chạy thôi chứ không biết làm gì hết. Mấy đứa nhỏ khóc, ông già bị đau chân nhưng chồng dắt nên chạy theo kịp. Bảy người may là chạy thoát hết chứ không thì chết rồi. Cái nhà trôi luôn không biết làm sao” - Ôm chặt con nhỏ, Điền chưa thôi thảng thốt.

Anh Đinh Văn Trúc và Đinh Văn Liêu đứng bên cạnh suối Nước Nỏ. Thời điểm bão xảy ra, nước lũ và sạt lở núi dâng cao cuồn cuộn Trúc và Liêu dẫn bà con chạy thoát nạn.
Anh Đinh Văn Trúc và Đinh Văn Liêu đứng bên cạnh suối Nước Nỏ. Thời điểm bão xảy ra, nước lũ và sạt lở núi dâng cao cuồn cuộn Trúc và Liêu dẫn bà con chạy thoát nạn.
Ngồi chờ đoàn từ thiện lên thăm, Đinh Thị Kim Thanh ngồi trên cái nền đá to bên góc suối. Cái suối Nước Nỏ nhỏ của làng Thanh ở bao năm nay, sau lũ trống hoác, rộng như cái thác đổ đầy đá. Thanh ngồi chỏng chơ một mình sau mấy ngày vẫn chưa hoàn hồn cơn lũ dữ trên núi đổ xuống. “Hôm đó sợ nhất là điều gì?” “Sợ nhất là mất con. Người lớn thoát được hay không thì không biết, nhưng tụi nhỏ thì phải giữ, phải lôi đi hết cho đến khi không chạy được nữa thì thôi” – Thanh nhớ lại rồi òa khóc.
Trưa hôm sạt núi, lũ cuồn cuộn, Thanh cùng chồng là Đinh Văn Thang cũng chạy theo làng. Thanh ôm đứa nhỏ bốn tuổi, Thang cõng đứa nhỏ trong làng, tay lôi đứa con lớn tám tuổi. Cả đám con nít khóc thét trước nỗi sợ hãi, vợ chồng Thanh cố lôi thêm bốn đứa lớn trong làng chạy theo sau. Chỗ nào trống thì chạy, chỗ nào cao thì đến. Cứ chạy theo hướng dẫn của cán bộ xã, thôn vợ chồng Thanh cùng đám trẻ thoát nạn trong gang tấc.
“Con mình hai đứa thôi nhưng còn mấy đứa trẻ nhà khác nữa. Nào người già nào trẻ con nên không phân biệt nhà nào hết. Cứ thấy là lôi đi thôi. Cũng may mấy đứa lớn hơn chút hiểu được mình nói nên mình bảo chạy và hướng dẫn thì tụi nó làm theo. Chứ đông quá sao cõng hết được” – Thanh thút thít.
Núi đổ lũ cuốn, 40 người làng, trong đó 25 đứa trẻ chạy vòng quanh chân núi, vào rừng để trốn nước, tránh đá đổ từ núi cao. Những nỗ lực cuối cùng bằng mọi giá, những đứa trẻ dưới chân núi Nỏ được bảo toàn.
Cán bộ dẫn làng chạy thoát “cuồng nộ” của núi
Mấy ngày sau bão Molave, Đinh Văn Trúc, cán bộ Văn phòng UBND xã Sơn Bua và Đinh Văn Liêu, Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn Mang He tất bật công việc. Trời nắng, một số bà con quay về làng cũ tìm kiếm, nhặt nhạnh chút gì còn sót lại sau buổi trưa dữ dội. Trúc và Liêu phụ giúp bà con, cùng dọn dẹp, sắp xếp việc làng. Hai cán bộ mẫn cán phụ trách địa bàn luôn phải chuẩn bị trước mọi việc khi có thể. “Hôm đó mình với Liêu dẫn cả làng chạy vòng quanh. Chạy lên chạy xuống, chạy khắp, làm sao đó thoát đá, thoát nước là được” – Trúc nhớ lại.

Sạt lở núi cùng lũ dữ cuốn trôi sáu ngôi nhà và đe doạ hơn 40 người làng khu dân cư Mang Rin.
Sạt lở núi cùng lũ dữ cuốn trôi sáu ngôi nhà và đe doạ hơn 40 người làng khu dân cư Mang Rin.
Cách trung tâm huyện hơn 13km, khu dân cư Mang Rin có 37 hộ dân ở hai làng nhỏ, địa hình đồi dốc hiểm trở. Làng dưới bên cạnh suối Nước Nỏ có 15 hộ dân với hơn 40 người làng sinh sống lâu năm. Được phân công hỗ trợ bà con tránh bão, Trúc và Liêu quyết định dời tất cả 15 hộ dân xuống điểm trường mầm non trước khi bão đến.  
Sáng hôm sau, khi đang kiểm tra lần cuối quanh làng, Trúc nghe tiếng nổ lớn trên núi đỉnh núi Nỏ. Biết có chuyện chẳng lành, Trúc và Liêu quay về điểm trường trấn an bà con. Mưa lớn cùng gió thổi mạnh nổi lên kèm theo nhiều tiếng nổ vang khiến cả làng sợ hãi. Nước từ trên cao ập xuống như thác, cuốn phăng nhà cửa, ruộng bậc thang. Một nửa làng bị san phẳng tạo thành dòng thác đổ từ trên cao ào ạc xuống chân núi. Đá khối theo lũ rơi cùng tiếng nổ va đập nhau. Thấy điểm trường dưới làng không an toàn, lũ có thể tràn qua tấn công, Trúc và Liêu quyết định dẫn bà con chạy ngược trở về làng, bên trái con suối dữ chưa bị san phẳng. Hơn bốn mươi người dắt díu, đỡ nhau vượt hơn 500m giữa bão gió tìm nơi tránh bão.

 
“Nước như thác chảy cuồn cuộn một bên, tụi tôi đưa dân chạy qua phía còn lại. Nhưng rồi nước dâng cao quá nếu ở lại bên này thì sẽ bị cuốn chìm. Vì vậy hai anh em tôi quyết định dẫn bà con chạy ngược lên rừng keo phía trên để núp gió và tránh nước” – Liêu chưa hết bàng hoàng.
Thế nhưng, đứng trú chưa được bao lâu, sau mưa gió rừng keo ngã đổ khiến dân làng khiếp sợ. Lũ cuộn về bên suối, nước dâng cao lẫn cây cối ngã đổ, hai cán bộ xã, thôn quyết định kéo dân chạy lên xóm trên trước khi rừng keo ngã rạp bởi gió lốc. Đàn ông dắt người già, người cõng trẻ con, phụ nữ kéo tay nhau cùng đám trẻ chạy trốn trong nỗi khiếp sợ tột cùng.
Tiếp tục cuộc “rượt đuổi” trước sự cuồng nộ của thiên nhiên, cả làng với sự mở đường của hai cán bộ xã tiếp thêm nghị lực chạy ngược lên xóm trên trước khi nước lũ dâng cao nhấn chìm mọi thứ. “Mình cõng cụ già vừa hướng dẫn bà con. Liêu thì chạy theo níu hết không để sót ai. Lúc đó không cần biết gì hết, tìm mọi cách an toàn nhất cho bà con mình. Chạy đến đâu cảm thấy an toàn là được. Nghĩ lại thấy may mắn” – Trúc chia sẻ.
Sau những tiếng nổ lớn kéo dài, cuộc chạy trốn núi vùi, thác lũ cuộn nhấn chìm kéo dài gần hai tiếng. Thêm chút rủi ro, những người sống sót không biết mình và người thân sẽ như thế nào sau trận càn quét. Anh Đinh Văn Thùng nói: “Nếu không có hai cán bộ đó dẫn đường thì bà con không biết chạy đi đâu, với lại có người dẫn thì bà con tập trung cùng lúc chạy theo chứ không là chạy lộn xộn khắp nơi thì cũng chết thôi”.
“Nếu không có anh Trúc và anh Liêu phát hiện tiếng nổ do lở núi và dẫn bà con tránh nạn thì có lẽ vụ lở núi sẽ gậy hậu quả nghiêm trọng. Sắp tới, sau mưa bão chúng tôi sẽ cùng dựng nhà cho dân” - Thượng tá Huỳnh Khắc Dũng, Trưởng công an huyện Sơn Tây cho biết.
Đau thương không xa
Sau sạt lở núi Nỏ, làng chỉ còn là bãi đất hoang. Sáu ngôi nhà cùng ruộng lúa, nhà cửa, trâu bò bị vùi lấp, san phẳng. Phía dưới vài nhà xiêu vẹo, “dính” theo vài trụ bê tông còn sót lại. Cách bờ suối mươi mét, chín ngôi nhà của làng còn lại sau trận cuồng dữ. Nhưng suối Nước Nỏ từ trên núi đổ xuống làng sau trận sạt lở đã trở thành dòng sông chảy siết giữa ngổn ngang đá. Những khối đá đổ dọc từ trên núi cao theo dòng suối kéo dài gần một km. Nếu nước cao hơn, nhiều hơn thì những khối đá ấy như những quả bom cắm thẳng xuống làng bất cứ lúc nào.

Trẻ em Mang Rin trở về làng sau trận sạt lở núi
Trẻ em Mang Rin trở về làng sau trận sạt lở núi
Bão Molave đi qua, bà con bị mất nhà được chính quyền địa phương và lực lượng chức năng bố trí ở nhà văn hoá thôn. Lương thực, thực phẩm cũng được hỗ trợ bảo đảm đủ no cho những ngày lánh nạn. Chín gia đình còn nhà cửa nhưng được xã di dời, sắp xếp ở xen ghép cùng bà con, người thân nơi an toàn. “Cả nhà mình bảy người ở trên nhà văn hóa thôn. Nhà nước lo gạo, mắm muối nên không đói. Nhưng mất hết rồi chưa biết làm sao”.
Sạt lở núi và lũ gần như san phẳng làng bên suối Nước Nỏ của khu dân cư Mang Rin. 15 hộ dân di dời tạm tránh mưa lớn đổ xuống uy hiếp nóc nhà. Còn 22 hộ dân làng trên cũng lo sợ, bất an những trận lũ mới không lường trước được. Đau thương không xa nếu không có sự di dời ngay những vùng núi lở ở các khu dân cư Sơn Bua.
Ông Đinh Minh Tôn, Bí thư Đảng ủy xã Sơn Bua cho biết để bảo đảm an toàn cho những hộ còn lại chính quyền địa phương sẽ di dời tạm trước bão số 10. Đồng thời cần sự hỗ trợ để tìm nơi ở mới an toàn cho bà con làng bản. “Sạt lở núi với lũ quét vậy không thể ở được vì cả xóm trên lẫn xóm dưới đã bị vùi. Cần hỗ trợ chúng tôi tìm địa điểm, nơi ở mới lâu dài cho bà con”.
ĐÔNG HUYỀN (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.