Sáng kiến của một thầy giáo: Chấm thi bằng… smartphone

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Đó là sáng kiến giúp việc chấm thi chính xác và nhanh gấp nhiều lần chấm thủ công của thầy Nguyễn Việt Cường, giáo viên Trường THPT Phú Hữu (huyện Châu Thành, Hậu Giang), đang được các thầy cô đánh giá rất cao.

Dụng cụ chấm thi bằng smartphone của thầy Cường rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao
Dụng cụ chấm thi bằng smartphone của thầy Cường rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao


Thầy Cường kể thầy sinh ra tại xã vùng sâu Phú Tân, huyện Châu Thành. Năm 2007, tốt nghiệp đại học Sư phạm ngành Sinh, thầy về Trường THPT Phú Hữu giảng dạy cho đến nay. Trong quá trình giảng dạy, thầy không ngừng học tập các đồng nghiệp, những đàn anh, đàn chị đi trước để việc dạy và học ngày một tốt hơn. “Trong quá trình giảng dạy, việc chấm bài kiểm tra, bài thi của học sinh là khâu rất quan trọng và mất rất nhiều thời gian của giáo viên. Do đó, cải tiến việc chấm thi đã được tôi dành nhiều thời gian nghiên cứu”- thầy Cường chia sẻ.
 

 Thầy Cường (giữa) trực tiếp thao tác chấm bài thi bằng smartphone
Thầy Cường (giữa) trực tiếp thao tác chấm bài thi bằng smartphone


Sau một thời gian mày mò, tìm kiếm từ các nguồn khác nhau, thầy Cường biết được các smartphone sử dụng hệ điều hành Android có ứng dụng ZipGrade có thể phục vụ việc chấm bài thi, thế là thầy tiến hành nghiên cứu làm thử. “Tuy nhiên ứng dụng này chủ yếu chấm bài thi tiếng Anh lại có 5 đáp án. Cho nên khi thực hiện trên các bài thi khác thường 4 đáp án tôi phải thiết kế lại cho phù hợp để nó nhận dạng và cho kết quả chính xác nhất”- thầy Cường tâm sự.

Từ phần mềm này, thầy Cường đã thiết kế lại phiếu trả lời khi học sinh thi hoặc kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm. “Tuy nhiên lúc này lại phát sinh thêm khó khăn là chúng ta cầm điện thoại để nó quét chấm rất mất thời gian. Nếu đưa bài thi vào không đúng cự ly, kích cỡ thì phải thao tác lại vừa mỏi tay, mất thời gian mà hiệu quả không cao. Do đó, tôi phải tiếp tục cải tiến theo hướng chỉ đưa bài thi, bài kiểm tra vô một dụng cụ có kích cỡ cố định thì thao tác sẽ nhanh hơn. Lúc này tôi đã sử dụng thùng đựng giấy A4 để làm một khung cố định đưa bài thi vô chấm rất nhanh, lại chính xác”, thầy Cường cho biết.

 

Thầy Cường (giữa) đang hướng dẫn các giáo viên tại Trường THPT Phú Hữu sử dụng smartphone chấm bài thi
Thầy Cường (giữa) đang hướng dẫn các giáo viên tại Trường THPT Phú Hữu sử dụng smartphone chấm bài thi


Việc chấm thi bằng smartphone của thầy Cường cũng khá đơn giản. Tất cả gồm một smartphone có camera tương đối tốt, một thùng đựng giấy A4 rỗng, một thanh để kê điện thoại lên. Khi chấm chỉ cần bật phần mềm lên, đưa bài vào thùng thì camera sẽ quét, giáo viên chỉ việc ghi kết quả lại. Theo thầy Cường, trước đây một giáo viên chấm bài thi một lớp khoảng 40 bài mất khoảng 30 phút, nay chưa đến 6 phút đã hoàn thành.

Sau khi thử nghiệm nhiều lần rất hiệu quả, từ học kỳ 2 năm học 2016-2017, thầy Cường đã chia sẻ và hướng dẫn cho các giáo viên tại Trường THPT Phú Hữu thực hiện theo, tất cả đều thực hiện rất tốt, ai cũng thấy phấn khởi vì không còn cảnh phải thức đêm chấm bài như trước đây.

Thầy Trần Văn Ánh-Hiệu trưởng Trường THPT Phú Hữu, cho biết: “Sáng kiến của thầy Cường đã giúp ích rất nhiều cho các giáo viên trong trường. Do ứng dụng này của nước ngoài viết có những cái chưa phù hợp với điều kiện hiện tại, lại phải mua bản quyền ứng dụng, nên dịp hè này tôi đã yêu cầu tổ toán tin của trường phối hợp với thầy Cường viết một ứng dụng riêng, không chỉ phù hợp với điều kiện thi hiện tại mà còn có thể chấm thi theo 24 mã đề khác nhau”.

Theo Thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 12-11, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam-Hội đồng Đội huyện Chư Pưh tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” cho học sinh huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai).

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.

Sôi nổi phong trào "Luyện tay nghề-Thi thợ giỏi"

Sôi nổi phong trào "Luyện tay nghề-Thi thợ giỏi"

(GLO)- “Luyện tay nghề-Thi thợ giỏi” là phong trào truyền thống của ngành cao su trong và ngoài tỉnh Gia Lai. Không chỉ dấy lên không khí thi đua sôi nổi, phong trào còn góp phần trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và đào tạo đội ngũ công nhân vững lý thuyết, giỏi thực hành.

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.