Sáng 7/10: Còn 5.743 ca Covid-19 nặng; Đưa thuốc kháng virus Molnupiravir vào phác đồ điều trị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đến nay Việt Nam có 822.687 ca mắc COVID-19, trong đó 757.086 trường hợp đã khỏi. Về các bệnh nhân đang điều trị, hiện còn 5.743 ca nặng; Bộ Y tế đưa thuốc kháng virus Molnupiravir vào phác đồ điều trị COVID-19 mới nhất
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 822.687 ca mắc COVID-19, đứng thứ 43/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.357 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 818.091 ca, trong đó có 751.907 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 11/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Phòng, Thái Bình, Lào Cai.
+ Có 07 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Ninh Bình, Bắc Ninh, Lạng Sơn.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (403.454), Bình Dương (218.812), Đồng Nai (52.551), Long An (33.015), Tiền Giang (14.303).

Còn 5.743 ca COVID-19 nặng đang điều trị
Còn 5.743 ca COVID-19 nặng đang điều trị
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
(Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc. kcb. vn)
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 6/10 là 10.033 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 757.086
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.743 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.897
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 907
- Thở máy không xâm lấn: 169
- Thở máy xâm lấn: 747
- ECMO: 23
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 136 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 20.098 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.
- So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 135/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 30/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 174.422 xét nghiệm cho 302.319 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 19.498.155 mẫu cho 54.921.059 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19
Tổng số liều vaccine COVID-19 đã được tiêm là 48.155.037 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 35.933.360 liều, tiêm mũi 2 là 12.221.677 liều.
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 7/10 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 236.982.896 ca, trong đó có 4.836.808 người tử vong.
Các nước cũng ghi nhận trên 213 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 18 triệu ca và trên 96.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 6/10, thế giới có 128 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 105 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch.
Mỹ, Ấn Độ và Brazil là ba nước bị ảnh hưởng nhất thế giới. Số ca nhiễm tại Mỹ (44.838.447 ca) tương đương 1/5 số ca nhiễm thế giới, trong khi số ca tử vong (726.034 ca) tương đương hơn 1/6 số ca tử vong trên thế giới. Ấn Độ hiện đứng thứ hai về số ca nhiễm (hơn 33,8 triệu ca), Brazil đứng thứ hai về số ca tử vong (hơn 598.000 ca).
Bộ Y tế đưa thuốc Molnupiravir vào phác đồ điều trị COVID-19
Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 mới nhất, phiên bản 7 do Bộ Y tế ban hành ngày 6/10 có hướng dẫn cụ thể với 3 loại thuốc: Thuốc kháng virus, thuốc kháng thể kháng virus, thuốc ức chế Interleukin-6 trong điều trị
Việc dùng thuốc dựa trên nguyên tắc nếu thuốc chưa được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng, cấp phép lưu hành, cấp phép sử dụng khẩn cấp tại bất kỳ nước nào trên thế giới, việc sử dụng phải tuân thủ các quy định về thử nghiệm lâm sàng của Bộ Y tế.
Nếu đã được WHO khuyến cáo sử dụng hoặc được cấp phép lưu hành, cấp phép sử dụng khẩn cấp tại ít nhất một nước trên thế giới, có thể được chỉ định điều trị theo diễn biến bệnh lý của người bệnh.
Trong đó, với thuốc kháng virus, Bộ Y tế đã bổ sung thuốc Molnupiravir 400 mg bên cạnh Remdesivir, Favipiravir... Molnupiravir 400 mg liều dùng theo thuyết minh đề cương thử nghiệm lâm sàng đã được phê duyệt. Molnupiravir là dạng viên uống, nên người bệnh dễ dàng điều trị tại nhà đối với người lớn mắc COVID-19 triệu chứng nhẹ và trung bình.
Bình Dương: Chỉ còn điều trị hơn 24.600 bệnh nhân COVID-19
Ngày 6/10, Sở Y tế Bình Dương thông báo, toàn tỉnh ghi nhận 852 ca mắc mới COVID-19 qua xét nghiệm RT-PCR, giảm 255 ca so với ngày 5/10. Đây là ngày Bình Dương ghi nhận số ca mắc giảm sâu xuống còn 3 con số sau hơn 3 tháng số ca mắc ở 4 con số. Tính từ đợt dịch thứ 4, tỉnh Bình Dương ghi nhận 218.812 ca mắc COVID-19.
Trong những ngày qua, tốc độ tiêm vaccine cho người dân trong tỉnh được đẩy mạnh với hơn 95% người dân từ 18 tuổi trở lên tiêm ít nhất 1 mũi vaccine phòng COVID-19. Thống kê tính đến ngày 6/10, toàn tỉnh đã có 2.396.832 người được tiêm vaccine, trong đó có 2.032.781 người tiêm mũi 1 và 364.051 người tiêm mũi 2.
Cũng theo thông báo từ Sở Y tế Bình Dương trong ngày ghi nhận 1.813 bệnh nhân xuất viện, khỏi bệnh, nâng tổng số bệnh nhân xuất viện lên 199.103 người. Hiện số bệnh nhân đang điều trị 24.618 bệnh nhân, trong đó có 2.815 bệnh nhân đang điều trị tại nhà. Toàn tỉnh chỉ còn 3 xã, phường vùng vàng, còn lại 88 xã, phường, thị trấn là vùng xanh.
Đồng Tháp: 176 trường hợp về từ vùng dịch dương tính với SARS-CoV-2
Theo thống kê từ Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh Đồng Tháp, tính từ ngày 1 - 6/10, tỉnh đã tiếp nhận trên 26.000 người dân tự phát từ TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An,… trở về địa phương.
Trong số trên 26.000 người dân trở về địa phương, gần 7.200 người chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19 (29%), trên 11.600 người đã tiêm 1 mũi (46%), gần 4.300 đã tiêm hai mũi (17%); có 2.020 F0 sau điều trị (chiếm 8%).
Mặc dù lượng người hồi hương rất lớn nhưng Đồng Tháp đã nỗ lực tiếp nhận, hỗ trợ người dân; đồng thời thực hiện xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 và đưa đi cách ly tập trung theo quy định. Qua xét nghiệm sàng lọc RT-PCR, tỉnh đã phát hiện 176 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Tính đến 17 giờ ngày 6/10, Đồng Tháp ghi nhận 8.493 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 7.907 bệnh nhân đã được xuất viện, 216 trường hợp tử vong và hiện có 364 ca đang điều trị. Đến nay, tỉnh đã tiêm được 524.974 liều vaccine phòng COVID-19 (tiêm mũi 1 là 428.731 liều, đạt 36,29%; tiêm mũi 2 là 96.243 liều, đạt 8,15%).
Tỉnh Đồng Tháp hiện còn 22 khu vực phong tỏa. Đánh giá và dự báo mức độ nguy cơ dịch COVID-19 cấp xã, toàn tỉnh hiện có hai xã ở mức "nguy cơ rất cao", 5 xã "nguy cơ cao", 12 "nguy cơ" và 124 xã "bình thường mới".
Thái Bình (suckhoedoisong.vn)

Có thể bạn quan tâm

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.