Sáng 20/12: Gần 7.600 ca Covid-19 nặng đang điều trị; Tăng cường giám sát, phát hiện sớm F0 tại cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Y tế cho biết, đến nay hơn 1,1 triệu ca COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi COVID-19, trong số ca đang điều trị có gần 7.600 ca nặng; Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly...
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.540.478 ca mắc COVID-19, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 148/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 15.621 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.534.979 ca, trong đó có 1.105.145 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (494.683), Bình Dương (289.175), Đồng Nai (94.928), Tây Ninh (64.014), Long An (39.663).

Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng
Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng
Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.107.962 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.587 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 5.291 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.240 ca; Thở máy không xâm lấn: 175 ca; Thở máy xâm lấn: 860 ca;  ECMO: 21 ca
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 247 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 29.566 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 132/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 9/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 28.863.393 mẫu cho 72.701.838 lượt người.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 138.772.562 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 75.697.403 liều, tiêm mũi 2 là 61.890.281 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vaccine Abdala) là 1.184.878 liều.
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 20/12 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 274.956.222 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.369.908 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 430.860 và 3.466 ca tử vong mới.
Số bệnh nhân bình phục đã đạt 246.654.853 người, 22.931.461 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 88.711 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, Anh dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 82.886 ca; Pháp đứng thứ hai với 48.473 ca; tiếp theo là Mỹ (41.675 ca). Nước Nga tiếp tục đứng đầu về số ca tử vong mới, với 1.023 người chết trong ngày; tiếp theo là Mexico (268 ca) và Việt Nam (215 ca tử vong).
Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 51.737.880 người, trong đó có 827.295 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 34.742.636 ca nhiễm, bao gồm 477.422 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 22.213.762 ca bệnh và 617.803 ca tử vong.
Châu Á là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 83,64 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Âu với trên 80,7 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 61,6 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 39,3 triệu ca, tiếp đến là châu Phi trên 9,27 triệu ca và châu Đại Dương trên 412.000 ca nhiễm.
Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 tại cộng đồng
Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu về chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong tình hình mới; không mặc cảm, kỳ thị những người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19; người dân về từ các địa bàn có nguy cơ chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm và áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo quy định.
Trước diễn biến của dịch bệnh, Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong khu vực cách ly, khu phong tỏa
Đà Nẵng triển khai trạm y tế lưu động tại các khu công nghiệp
Trạm y tế lưu động được đặt tại 2 khu công nghiệp (KCN) Hòa Khánh và An Đồn để kịp thời điều trị, cách ly các F0 được phát hiện khi đang có mặt tại các doanh nghiệp thuộc KCN, ngăn chặn kịp thời việc lây lan trong doanh nghiệp và cộng đồng.
Trạm y tế lưu động đặt tại KCN Hòa Khánh phục vụ cho KCN Hòa Khánh, Hòa Khánh mở rộng, khu công nghệ cao với diện tích 400 m2, quy mô 40 giường cách ly, điều trị tạm thời F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ; giai đoạn 2 trong trường hợp số lượng bệnh nhân F0 nhiều sẽ mở rộng triển khai 100-200 giường tại khu vực sân bóng.
Trạm thứ hai là tại KCN An Đồn phục vụ cho KCN An Đồn, khu vực dịch vụ thủy sản, KCN Hòa Cầm, diện tích 300 m2 với quy mô 30 giường cách ly, điều trị tạm thời F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ. Giai đoạn 2 trong trường hợp số lượng bệnh nhân F0 nhiều sẽ triển khai mở rộng thêm.
Tính từ ngày 16/10 đến nay, Đà Nẵng ghi nhận 4.372 ca mắc COVID-19, trong đó 172 ca ngoại tỉnh.
Tính đến nay, thành phố đã tiêm 1.890.130 mũi vaccine phòng COVID-19, trong đó tiêm mũi 1 cho 966.856 người, mũi 2 cho 922.807 người và mũi 3 cho 467 người.
Hiện có 316 khu vực phong tỏa với 1.468 hộ (6.279 nhân khẩu), duy trì 18 cơ sở cách ly tập trung, thực hiện cách ly 366 người.
Cà Mau đứng đầu các tỉnh miền Tây về ca mắc COVID-19 trong ngày với 1.345 F0
Cà Mau có 1.345 ca mắc COVID-19, trong đó có đến 1.260 ca cộng đồng, cao nhất miền Tây ngày 19/12. Trong ngày, Cà Mau ghi nhận 4 trường hợp tử vong, ca tử vong cộng dồn 98.
Bến Tre ghi nhận thêm 952 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 914 ca cộng đồng; tử vong 8 ca.
TP Cần Thơ có thêm 793 ca mắc COIVD-19, điều trị khỏi 1.205 ca; tử vong 12. Toàn TP Cần Thơ hiện có 15.84 F0 đang điều trị tại nhà và 2.286 F0 đang điều trị tại bệnh viện.
Đồng Tháp ghi nhận 780 người mắc COVID-19, trong đó có 306 ca cộng đồng. Trong ngày thêm 11 ca tử vong nâng số ca tử vong lên 428.g to ảnh
Vĩnh Long ghi nhận 593 ca mắc COVID-19, trong đó 345 ca cộng đồng; trong ngày thêm 6 ca tử vong nâng số ca tử vong lên 206.
Bạc Liêu có 537 ca có kết quả RT-PCR khẳng định dương tính với virus SARS-CoV-2. Trong đó 299 ca cộng đồng. Số ca tử vong trong ngày 2, nâng số tử vong lên 194 trường hợp.
Sóc Trăng ghi nhận 384 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số ca trong toàn tỉnh lên 27.734 ca. Đến nay, tỉnh này đã điều trị khỏi 21.604 ca. Trong ngày có 11 ca tử vong, cộng dồn có 233 ca.
Trà Vinh ghi nhận 493 ca mắc mới COVID-19, trong đó 467 ca cộng đồng. Tổng ca mắc cộng dồn 15.140 đã điều trị khỏi 4.712 ca; trường hợp tử vong cộng dồn 94 ca.
Kiên Giang phát hiện 302 ca COVID-19, trong đó 135 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn 26.819, ca điều trị khỏi 23.530.
An Giang ghi nhận 270 trường hợp mắc COVID-19, trong đó 202 ca cộng đồng;16 trường hợp tử vong. Tổng số trường hợp mắc Covid-19 từ ngày 15/4 đến nay là 29.748 trường hợp; đã điều trị khỏi 24.866 ca, tử vong 771 người.
Tiền Giang có 277 ca COVID-19, trong đó 38 ca cộng đồng, 239 ca trong khu cách ly. Trong ngày có 13 ca tử vong.
Thái Bình (suckhoedoisong.vn)

Có thể bạn quan tâm

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.