Sáng 19/12: Hơn 1,09 triệu ca Covid-19 tại Việt Nam đã khỏi; Người lao động, đoàn viên là F0 được hỗ trợ từ 1,5- 3 triệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Bộ Y tế, đến nay hơn 1,09 triệu ca COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi bệnh; Theo Quyết định của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, người lao động, đoàn viên là F0 được hỗ trợ từ 1,5- 3 triệu đồng; 14.816 người thuộc nhóm nguy cơ ở TP HCM chưa tiêm vaccine phòng COVID-19
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.524.368 ca mắc COVID-19, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 148/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 15.458 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.518.886 ca, trong đó có 1.094.346 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (493.669), Bình Dương (288.930), Đồng Nai (94.511), Tây Ninh (63.073), Long An (39.594).

Theo Bộ Y tế, đến nay hơn 1,09 triệu ca COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi bệnh
Theo Bộ Y tế, đến nay hơn 1,09 triệu ca COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi bệnh
Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.097.163 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.895 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 5.480 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.304 ca; Thở máy không xâm lấn: 159 ca; Thở máy xâm lấn: 933 ca; ECMO: 19 ca
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 249 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 29.351 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.
 Tổng số ca tử vong xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 132/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 9/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 28.713.370 mẫu cho 72.505.300 lượt người.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 137.574.609 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 75.631.255 liều, tiêm mũi 2 là 60.799.084 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vaccine Abdala) là 1.144.270 liều.
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 503.000 ca mắc COVID-19 và trên 4.800 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là trên 274,4 triệu ca, trong đó trên 5,36 triệu ca tử vong.
Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Anh (90.418 ca), Pháp (58.536 ca) và Mỹ (trên 53.000 ca). Với con số trên, ca mắc mới ở Anh đã lập kỷ lục trong ngày 18/12. Tới nay, Anh có trên 121,2 triệu ca mắc tính từ đầu đại dịch.
Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Nga (1.076 ca), Ba Lan (543 ca) và Mỹ (416 ca).
Tại khu vực ASEAN theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 18/12, các quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 25.796 ca mắc COVID-19 và 424 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 14.559.312 ca, trong đó 299.807 người tử vong.
Trong báo cáo công bố ngày 18/12, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết biến thể Omicron đã được ghi nhận xuất hiện tại 89 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đồng thời biến thể này đang lây lan nhanh tại các khu vực lây nhiễm cộng đồng.
Số ca nhiễm biến thể Omicron tăng gấp đôi trong vòng từ 1,5 đến 3 ngày tại các khu vực lây nhiễm trong cộng đồng. Báo cáo cho biết Omicron đang lây lan nhanh ở những nước có tỷ lệ miễn dịch cộng đồng cao. Tuy nhiên, hiện chưa rõ nguyên nhân do biến thể này có khả năng "né" miễn dịch hay do tính chất siêu lây nhiễm vốn có của biến thể này, hoặc kết hợp cả hai yếu tố trên.
Người lao động, đoàn viên là F0 được hỗ trợ từ 1,5 đến 3 triệu đồng
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có Quyết định 3749/QĐ-TLĐ về việc chi hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.
Cụ thể, về điều kiện hưởng hỗ trợ và mức hỗ trợ với người lao động, đoàn viên là F0, khôg vi phạm các quy định phòng chống dịch như sau:
- Tối đa là 03 triệu đồng/người nếu có triệu chứng bệnh nặng, phải điều trị từ 21 ngày trở lên tại bệnh viện, cơ sở y tế được thu dung điều trị COVID-19 theo các giấy tờ xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
- Tối đa là 1,5 triệu đồng/người nếu phải điều trị ngoại trú từ 21 ngày trở lên hoặc điều trị nội trú dưới 21 ngày tại bệnh viện, cơ sở y tế được thu dung điều trị COVID-19 theo các giấy tờ xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền
Ngoài ra, đoàn viên, người lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn bị tử vong do nhiễm COVID-19 thì thân nhân của họ được hỗ trợ là 05 triệu đồng/người.
Tại Quyết định, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đưa ra nguyên tắc hỗ trợ sau:
- Mỗi đối tượng F0 chỉ được hỗ trợ một lần dù nhiều lần dương tính với COVID-19;
- Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng được hưởng mức hỗ trợ khác nhau theo quy định tại Điều 1 Quyết định 3749/QĐ-TLĐ thì chỉ được hưởng theo đối tượng có mức hỗ trợ cao nhất;
- Trường hợp đã được chi hỗ trợ khi là F0 sau đó bị tử vong do COVID-19 thì thân nhân được hỗ trợ theo khoản 2 Điều 1 Quyết định 3749/QĐ-TLĐ.
Từ 20/12, Đà Nẵng triển khai điều trị F0 tại nhà ở tất cả các xã, phường
Đến ngày 20/12 sẽ không còn thực hiện thí điểm việc điều trị F0 tại nhà mà sẽ triển khai ra tất cả các xã, phường trên địa bàn.
Thông tin này được Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến cho biết tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP Đà Nẵng chiều ngày 18/12.
Cũng tại cuộc họp bà Ngô Thị Kim Yến đề nghị lãnh đạo các địa phương rà soát tất cả trường hợp chưa tiêm vaccine phòng COVID-19, đặc biệt là các trường hợp người lớn tuổi và bệnh lý nền phải triển khai tiêm phòng ngay; không bỏ sót người chưa tiêm, cần hoàn thành trước ngày 5/1/2022. Hiện nay tỷ lệ tiêm phòng của người trên 18 tuổi tại thành phố đạt khá cao.
Đồng thời Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng nhấn mạnh, sau ngày 5/1, lãnh đạo địa phương phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo UBND TP và Ban Chỉ đạo chống dịch nếu có bất cứ một ca dương tính nào được phát hiện chưa tiêm chủng với lý do là chưa được tổ chức tiêm, ngoại trừ những trường hợp có chống chỉ định tiêm chủng.
Từ ngày 16/10 đến nay, Đà Nẵng ghi nhận 4.229 ca mắc COVID-19, trong đó có 169 ca ngoại tỉnh. Đà Nẵng đã tiêm 1.890.130 liều vaccine phòng COVID-19, trong đó 966.856 liều mũi 1.
TP HCM: 14.816 người thuộc nhóm nguy cơ chưa tiêm vaccine phòng COVID-19
Ngày 18/12, Phó chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức đã ký công văn khẩn thông báo cấp độ dịch tại TP HCM. Theo đó, TP HCM vẫn duy trì cấp độ dịch 2 với 10 quận, huyện cấp độ 1; 11 địa phương cấp độ 2; và chỉ có quận 10 ở cấp độ 3.
Như vậy, so với tuần trước, quận 10 là địa phương duy nhất tăng cấp độ dịch từ 2 lên 3. Ba địa phương giảm cấp độ dịch là quận 3, huyện Cần Giờ (từ cấp 2 xuống cấp 1), quận 4 (từ cấp 3 xuống cấp 2).
Theo Sở Y tế TP HCM, tính đến ngày 18/12- thời điểm sau 10 ngày phát động chiến dịch "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người", TP HCM phát hiện 14.816 người thuộc nhóm nguy cơ nhưng chưa tiêm vaccine phòng COVID-19.
Các trung tâm y tế của địa phương đang khẩn trương thuyết phục những người này tiêm vaccine ngay. Một số người gặp khó khăn trong đi lại, Ban chỉ đạo phòng chống dịch quận, huyện sẽ triển khai các đội tiêm tại nhà.
Sở Y tế TP HCM yêu cầu trung tâm y tế các quận, huyện khẩn trương gửi danh sách người thuộc nhóm nguy cơ trên địa bàn đến Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành để được các bác sĩ tình nguyện thăm hỏi và tư vấn chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Theo Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19, TP HCM đã bao phủ được 2 mũi vaccine cho 95,3% người trên trên 18 tuổi.
Thái Bình (suckhoedoisong.vn)

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.