Sản xuất kinh doanh hiệu quả trong điều kiện khó khăn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Công ty Phát triển Thủy điện Sê San được thành lập đầu năm 2010, với nhiệm vụ chủ yếu là quản lý vận hành Nhà máy Thủy điện Sê San 4 và tiếp nhận, kinh doanh Khách sạn Sê San. So với Công ty Thủy điện Ia Ly thì sự ra đời của Công ty Phát triển Thủy điện Sê San được xem là “bất phùng thời”. Thứ nhất, Công ty được thành lập vào thời điểm nền kinh trong nước gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Thứ hai, Công ty phải tiếp nhận 2 đơn vị vào loại “xương” nhất lúc bấy giờ. Nếu Nhà máy Thủy điện Sê San sở hữu một hệ thống thiết bị với hàng loạt khiếm khuyết thì Khách sạn Sê San thời kỳ đầu cũng hoạt động ì ạch do kinh doanh theo cơ chế cũ.
 

  Nhà máy Thủy điện Sê San 4.
Nhà máy Thủy điện Sê San 4.

Tuy phải đối diện với muôn vàn khó khăn nhưng bù lại Công ty sở hữu một đội ngũ cán bộ- công nhân viên trẻ trung, có trình độ chuyên môn và tâm huyết với nghề. Bên cạnh đó, Công ty còn nhận được sự quan tâm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và sự tạo điều kiện của chính quyền địa phương nơi đứng chân.

Sau khi tiếp nhận Nhà máy Thủy điện Sê San, Công ty bắt tay vào việc sửa chữa, hiệu chỉnh những khiếm khuyết sau lắp đặt. Với những giải pháp hợp lý, chỉ trong một thời gian ngắn, Nhà máy đã đi vào hoạt động ổn định, cung cấp cho lưới điện quốc gia trên 7 tỷ Kwh và góp phần điều tiết giảm lũ cho vùng hạ du sông Sê San. Khách sạn Sê San (trước đây là Khách sạn Ia Ly) từng bước đi vào hoạt động hiệu quả với dịch vụ lưu trú chất lượng cao và dịch vụ giải khát mang thương hiệu Sê San Coffee. Nhờ khai thác có hiệu quả 2 công trình nói trên nên hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị dần ổn định và liên tục tăng trưởng ở mức cao. Những năm qua, Công ty đã đảm bảo việc làm và thu nhập cho trên 200 cán bộ-công nhân viên và đóng góp cho ngân sách tỉnh hơn 450 tỷ đồng. Ngoài ra, đơn vị còn trích trên 350 triệu đồng thực hiện chính sách “đền ơn  đáp nghĩa” và tổ chức các hoạt động xã hội từ thiện trên địa bàn.

Để sản xuất kinh doanh hiệu quả trong điều kiện khó khăn, theo Giám đốc Đinh Văn Nhẫn, những năm qua, Công ty đã áp dụng nhiều giải pháp tích cực như: phát triển nguồn nhân lực gắn với nâng cao đời sống cho người lao động và đổi mới phương pháp quản lý phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh.     

Về nguồn nhân lực, Công ty tiến hành bố trí các vị trí công việc phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khuyến khích những người có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, góp phần làm lợi cho công ty. Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã cử 2.200 lượt người tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn kỹ thuật và quản trị doanh nghiệp. Đến nay, lực lượng quản lý kỹ thuật, kỹ sư, công nhân đã hoàn toàn làm chủ thiết bị nhà máy, đồng thời hỗ trợ xử lý kỹ thuật cho các nhà máy thủy điện trên địa bàn Tây Nguyên.

Cũng trong thời gian qua, Công ty đã xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, xây dựng phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025, áp dụng công cụ quản lý Kaizen-5S vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, hoạt động quản lý doanh nghiệp đảm bảo khoa học, hiệu quả, góp phần nâng cao năng suất lao động.  

Cũng theo ông Nhẫn, trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty đã xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền và nhân dân địa phương trong việc bảo vệ an toàn hồ đập và cơ sở vật chất nhà máy. Nhờ vậy, trong gần 5 năm qua, tình hình an ninh trật tự tại khu vực Nhà máy Thủy điện Sê San 4 luôn được đảm bảo.

Với những nỗ lực tự thân và sự hỗ trợ từ EVN, chỉ sau gần 5 năm đi vào hoạt động, Công ty Phát triển thủy điện Sê San đã tạo được chỗ đứng vững vàng trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế. Với sự khởi đầu thuận lợi ấy, hy vọng trong những năm tới, Công ty sẽ tiếp tục phát triển, góp phần vào sự phát triển của ngành Điện lực Việt Nam và nền kinh tế-xã hội tỉnh nhà.

Duy Lê

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.