Ở đỉnh núi cao gần 2.000m so với mực nước biển, du khách đến với Phia Oắc, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng có thể ngắm băng tuyết khi nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông.
Đến với Festival khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ dày tại huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái), du khách sẽ được trải nghiệm “Hành trình săn mây - Khám phá hoa Tớ dày” và bay dù lượn.
Chỉ ở những điểm đặc biệt như đỉnh đèo Khánh Sơn (tỉnh Khánh Hòa), du khách mới có thể "săn mây" với cả biển mây lững lờ, che phủ thị trấn vào sáng sớm
(GLO)- “Săn mây” là cụm từ khá quen thuộc, thậm chí trở thành xu hướng tìm kiếm hiện nay, bởi những tấm ảnh chụp cùng sương mờ giăng giăng lãng đãng núi đồi thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ.
(GLO)- Thiên nhiên ưu ái cho vùng đất Bắc Tây Nguyên bầu không khí vô cùng thanh lành. Trong khi nhiều nơi trên dải đất hình chữ S đang là “mùa hè đỏ lửa” thì cao nguyên như một chiếc máy làm mát khổng lồ. Mùa hè cao nguyên cũng là mùa săn mây, săn sương của nhiều bạn trẻ ưa xê dịch.
Với lợi thế về khí hậu, quang cảnh thiên nhiên và nét văn hóa truyền thống đặc sắc, thời gian qua, huyện Kon Plông chú trọng phát triển các loại hình “du lịch xanh” để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách.
(GLO)- Ở độ cao gần 1.500 m, vào mùa mưa, đỉnh Chư Nâm (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) ngập trong mây trời dày đặc khiến ai một lần lên núi cũng đem về biết bao xúc cảm.
Đến nay, xã vùng cao Y Tý dường như không còn xa xôi, heo hút như trước bởi trong những năm gần đây, điểm đến này đã trở nên quen thuộc hơn với khách du lịch và được lựa chọn trong nhiều tuyến du lịch đến Bát Xát, Lào Cai. Có tiềm năng tự nhiên và nhân văn hấp dẫn, độc đáo được ví như một “mỏ vàng“ để Y Tý phát triển các loại hình du lịch văn hóa, sinh thái, thể thao mạo hiểm và có thể trở thành một khu đô thị du lịch vùng cao biên giới trong tương lai.
Nằm ở độ cao hơn 1.700 m so với mực nước biển, cách trung tâm Sa Pa khoảng 7 km, thôn Hầu Chư Ngài thuộc xã Hầu Thào, thị xã Sa Pa là điểm săn mây lý tưởng đối với những người yêu thích du lịch trải nghiệm, khám phá khi đến tỉnh Lào Cai.
Chẳng dám nói đến niềm vinh quang như cách ví von trong bài hát Đường đến vinh quang của nhạc sĩ Trần Lập, rằng “Cùng trèo lên đỉnh núi cao vời vợi/Để ta khắc tên mình trên đời…“, nhưng cảm giác chinh phục một đỉnh núi và săn được mây theo cách nói của các “phượt thủ“ hay người leo núi (trekker) luôn luôn tuyệt vời đối với những ai vừa vượt qua vô vàn thách thức trong hành trình đi, leo, lội, thậm chí là bò. Cũng tuyệt vời không kém khi chúng ta được ngắm nhìn sự hùng vĩ của núi rừng Việt Nam, cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số hiền lành, chân chất và cách làm du lịch mạo hiểm của họ.
Từ trên các đỉnh núi cao, du khách có thể ngắm nhìn bình minh với biển mây bồng bềnh trên những cánh rừng tự nhiên để cảm nhận hết vẻ đẹp mê hồn của cảnh sắc xã miền núi Pa Nang của tỉnh Quảng Trị.
Cao 2.860m, đỉnh Lảo Thẩn vẫn được gọi bằng một cái tên thân thuộc là nóc nhà của Y Tý đại ngàn. Hành trình leo ngọn núi này không quá khó nhưng vẫn là một trải nghiệm rất thú vị trước vẻ đẹp hùng vĩ, mơ mộng, phiêu bồng như một cuộc lãng du.
Tà Xùa - một xã vùng cao thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La trước kia nổi tiếng với chè shan tuyết cổ thụ và quả sơn tra, nay đã trở nên gần gũi, thân thuộc hơn với các bản trẻ yêu du lịch với đam mê chinh phục “sống lưng khủng long“ - con đường mòn rộng chừng 1m, độ dốc cao, đầy sỏi đá.
Ai cũng biết Tà Xùa là “thiên đường mây“ nhưng Tà Xùa đâu chỉ có mây. Tà Xùa còn có những cánh rừng bao la, cung đường quanh co và những em bé xinh xắn. Tất cả tạo nên vẻ đẹp vừa hoang sơ vừa yên bình.